• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Thị trường khó khăn, cổ phiếu ô tô cũng sụt giảm

18/10/2023, 14:30

Cổ phiếu ngành ô tô diễn biến trái ngược, phần lớn mất giá sau ba quý đầu năm nhưng cũng có những mã tăng gần gấp đôi so với đầu năm.

Diễn biến cổ phiếu ô tô sau ba quý năm 2023

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có khoảng gần chục mã cổ phiếu ngành ô tô đang niêm yết, chia thành hai nhóm, là nhóm các nhà phân phối ô tô (CTF, SVC, HAX, HHS); và nhóm sản xuất ô tô (TMT, VEA, HTL, GGG).

Hai doanh nghiệp ô tô thua lỗ triền miên là Công ty CP đầu tư dịch vụ Hoàng Huy (mã HHS) và Công ty CP ô tô Giải Phóng (mã GGG), cổ phiếu HHS và GGG chìm sâu dưới mệnh giá.

Thậm chí cổ phiếu GGG bị hạn chế giao dịch do lỗ ba quý liên tiếp. 

Vì sao loạt cổ phiếu ô tô chưa thể đại diện cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam? - Ảnh 1.

Một địa điểm kinh doanh xe tải của TMT tại cửa ngõ tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Lam Anh.

Như vậy, nhóm doanh nghiệp ô tô niêm yết duy trì được lợi nhuận trong năm nay còn 6 công ty, gồm các mã chứng khoán CTF (City Auto), HAX (Haxaco), SVC (Savico), VEA (Máy động lực và máy nông nghiệp Veam), TMT (Ô tô TMT) và HTL (Ô tô Trường Long).

Tình hình chung, mức lợi nhuận của nhóm các nhà phân phối ô tô trong ba quý đầu năm gần như không đáng kể, sụt giảm từ 84 - 98% so với cùng kỳ.

Riêng trường hợp VEA vẫn lãi đậm tương đương năm ngoái nhờ duy trì khoản tiền mặt gần 15.000 tỷ đồng gửi tiết kiệm ở các ngân hàng, cộng với lợi nhuận được chia từ các liên doanh với Honda, Toyota và Ford.

Về thị giá từng cổ phiếu, lấy mốc so sánh của phiên giao dịch đầu năm (ngày 3/1) so với phiên kết thúc quý ba (29/9), thị giá cổ phiếu CTF của nhà phân phối xe Ford gần như đứng yên quanh mốc 29.000 đồng/CP.

Giảm nhẹ 6,3% thị giá trong ba quý đầu năm là cổ phiếu VEA khi thị giá đầu năm là 40.000 đồng/CP (phiên 3/1), xuống mức giá 37.500 đồng/CP (phiên 29/9).

Đối với cổ phiếu SVC, nhà phân phối lớn nhất của Toyota và nhiều thương hiệu ô tô khác, thị giá giảm 39%, từ mốc 57.200 đồng/CP (phiên 3/1) xuống mức 35.000 đồng/CP (phiên 29/9).

Cổ phiếu HTL của nhà phân phối và lắp ráp ô tô cần cẩu Trường Long cũng có diễn biến thị giá giảm 12%, từ 16.000 đồng/CP (phiên 3/1) xuống mức giá 14.100 đồng/CP (phiên 29/9).

Cùng khoảng thời gian này, thị giá cổ phiếu HAX, nhà phân phối xe Mercedes tăng 13,6%, từ mốc 13.200 đồng/CP (phiên 3/1) lên mức 15.000 đồng/CP (phiên 29/9).

TMT là cổ phiếu đặc biệt nhất trong nhóm cổ phiếu ngành ô tô, từ mức 9.400 đồng/CP (phiên 3/1) lên mức 18.100 đồng/CP (phiên 29/9), tức thị giá TMT tăng gần gấp đôi sau 9 tháng.

Sản xuất ô tô chưa lên sàn chứng khoán

Diễn biến thị trường ô tô năm nay cũng như kết quả kinh doanh của HAX và TMT khiến sự tăng giá hai cổ phiếu HAX và TMT gây ngạc nhiên cho giới phân tích tài chính.

Một chuyên viên Bộ Tài chính nhận xét, hiện tại cổ phiếu của nhóm ngành ô tô chưa thể là chỉ số đại diện cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, bởi các lý do:

Thứ nhất là các nhà sản xuất lớn đang chi phối thị trường như Thaco, Hyundai Thành Công, VinFast, hoặc là chưa niêm yết, hoặc là đang niêm yết ở nước ngoài.

Riêng trường hợp VEA nên được xem là nhà đầu tư hơn là nhà sản xuất, do kế thừa liên doanh với các hãng xe lâu đời của Nhật, Mỹ.

Vì sao loạt cổ phiếu ô tô chưa thể đại diện cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam? - Ảnh 2.

Chuyên gia tài chính cho rằng cổ phiếu của 8 doanh nghiệp ô tô đang niêm yết chỉ phản ánh khía cạnh thương mại ô tô, chưa bao gồm khu vực sản xuất. Ảnh: Lam Anh.

Thứ hai là mức độ vốn hóa, tỷ lệ cổ đông "cô đặc hay pha loãng" cũng như lượng cổ phiếu lưu hành tự do trong nhóm 8 cổ phiếu ô tô nói trên, có sự khác biệt lớn về tính chất sở hữu.

Đơn cử, cổ phiếu HAX (vốn hóa 1.354 tỷ đồng) có lượng giao dịch mỗi phiên lớn nhất, khoảng 1,2 triệu CP/ngày; trong khi cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất VEA (49.431 tỷ đồng), lượng giao dịch chỉ hơn 200 nghìn CP/ngày.

Thậm chí, có cổ phiếu tăng nóng như TMT nhưng khối lượng giao dịch chỉ xấp xỉ 10 nghìn CP/ngày, quy đổi thành tiền thì giá trị giao dịch của TMT không quá 200 triệu đồng/ngày.

Bởi vậy, sự hiện diện trên sàn chứng khoán của nhóm doanh nghiệp ngành ô tô chỉ phản ánh một phần nào đó hoạt động dịch vụ thương mại ô tô ở Việt Nam, chưa phản ánh toàn ngành, bao gồm sản xuất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.