• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Thị trường ô tô sẽ lấy lại đà tăng trưởng?

23/01/2021, 10:00

Hầu hết các nhận định đều cho rằng, năm 2021, thị trường ô tô sẽ lấy lại đà tăng trưởng nếu không có những tác động tiêu cực từ dịch bệnh.

Nhiều chuyên gia nhận định thị trường ô tô sẽ nóng lên trở lại trong năm 2021. Ảnh: Thanh Tùng

Hầu hết các nhận định đều cho rằng, năm 2021, nhu cầu mua ô tô của người dân còn nhiều nên nếu không có những tác động tiêu cực từ dịch bệnh, thị trường ô tô sẽ lấy lại đà tăng trưởng.

Xung lực mới cho thị trường ô tô

Từ góc nhìn của nhà phân phối ô tô, ông Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc đại lý VinFast Thăng Long (số 68 Trịnh Văn Bô, Hà Nội) nhận định: “Năm 2021 thị trường ô tô sẽ tiếp tục phát triển mạnh. Thứ nhất là sau đại hội Đảng thì nền kinh tế thường là có thêm xung lực mới. Thứ hai, hạ tầng giao thông được đầu tư lớn thời gian qua, đường rộng hơn, đi nhanh hơn và đi được xa hơn thì đương nhiên người dân sẽ chọn ô tô làm phương tiện để lưu thông”.

Do khách hàng có ý định mua xe đã dồn tiền mua xe dịp cuối năm 2020 để được hưởng ưu đãi lệ phí trước bạ nên có thể sẽ ảnh hưởng tới doanh số thị trường ô tô những tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên đây chỉ là vấn đề thời điểm bởi nhu cầu mua ô tô vẫn còn rất lớn.
Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, kinh tế hồi phục trở lại, GDP Việt Nam vẫn tăng trưởng thì doanh số thị trường ô tô sẽ tiếp tục tăng trưởng. Con số cụ thể khó đoán nhưng có thể sẽ bằng với mức tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Chính sách, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA)


Ông Vinh cũng cho rằng, tâm lý người dùng hiện đã chuyển dịch quan niệm về xe ô tô từ “tài sản” sang “phương tiện”, bởi thế việc thay xe sau dăm ba năm sử dụng đã khá phổ biến. Do đó, thị hiếu người mua chuyển từ chọn xe kiểu “ăn chắc mặc bền” sang thích “công năng hiện đại” là điều thấy rõ.

“Việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng thì phân khúc chủ lực năm nay vẫn là các mẫu xe cỡ B - C, hướng trọng tâm về dòng xe gầm cao đô thị, với khoảng giá từ 600 - 800 triệu đồng”, ông Vinh nói.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, thị trường ô tô thường căn cứ vào quan hệ cung - cầu. Hiện, nhu cầu mua sắm ô tô tại Việt Nam vẫn rất lớn.

“Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng thì Chính phủ đã dùng một số biện pháp để hỗ trợ, tác động tới cả hoạt động sản xuất lẫn nhu cầu mua sắm của người dân. Trong bối cảnh đó mà thị trường ô tô chỉ giảm từ 5 - 8% như năm qua là tương đối ít so với điều kiện bình thường”.

Nhận định thị trường năm 2021, ông Long cho hay, hiện nay, Nhà nước vẫn tiếp tục các chính sách kiểm soát dịch bệnh đồng thời phục hồi kinh tế, tạo điều kiện cho nguồn cung phát triển. Đặc biệt lĩnh vực ô tô rất được coi trọng. Bên cạnh đó, một số loại thuế liên quan đến ô tô đang xem xét lại, có thể sẽ theo hướng khuyến khích người dân mua ô tô.

“Dự báo năm 2021, thị trường sẽ không sụt giảm, ít nhất cũng bằng năm 2020, thậm chí tăng nhẹ vì Việt Nam có khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế bắt đầu khôi phục. Thêm vào đó, lượng tiền trong dân cũng rất lớn, có thể nhìn thấy qua thị trường chứng khoán bùng nổ, lượng đầu tư mạnh. Biểu hiện đó chứng tỏ tiền nhàn rỗi trong dân lớn, mang đi đầu tư, tiền tương đối ổn định nên nhu cầu ô tô là có. Mà nhu cầu ô tô là tất yếu trong thời đại văn minh hiện nay”, ông Long cho biết.

Cán cân xe nhập khẩu và lắp ráp sẽ cân bằng trở lại

Hết ưu đãi giảm lệ phí trước bạ, cán cân ô tô nhập khẩu và xe lắp ráp sẽ thay đổi so với năm 2020. Ảnh:Thanh Tùng

Nhận định về thị trường ô tô năm 2021, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cũng cho rằng: “Do phân công lại sản xuất ô tô trong khu vực Đông Nam Á đã diễn ra trong cả năm 2020, chúng ta chứng kiến Honda, rồi Nissan thu hẹp ở nhiều nước, thu về một đầu mối sản xuất ở một vài quốc gia như Thái Lan, Indonesia. Bởi vậy, sang năm nay khi đi vào vận hành sau quá trình tái cơ cấu, các trung tâm sản xuất xe hơi lớn sẽ tìm mọi cách để xuất khẩu sang các nước lân cận, vừa lợi về thuế suất, vừa đỡ chi phí logistics. Đó là áp lực cạnh tranh lớn nhất mà các nhà sản xuất ô tô Việt Nam phải đối mặt”.

Theo ông Đồng, hiện nay thị trường ô tô Việt Nam đã gần như “phẳng” về giá so với xe nhập khẩu từ các nước trong ASEAN, nên các nhà sản xuất trong nước buộc phải nâng cao chất lượng lắp ráp, thậm chí các nhà sản xuất nội còn phải giành ưu thế cạnh tranh về dịch vụ hậu mãi tốt hơn xe nhập.

“Nhìn bảng xếp hạng 10 xe bán tốt nhất năm qua thấy hầu hết các mẫu xe đều được lắp ráp trong nước, đó là điều mừng nhưng cũng lưu ý rằng, chúng ta chưa xuất khẩu được nhiều, hiện chỉ có Thaco xuất khẩu chừng hơn 2.000 xe/năm, bởi thế năm nay sức bật của các nhà sản xuất nội sẽ phụ thuộc lớn vào vấn đề giá”, ông Đồng lý giải.

Mẫu xe VinFast Lux SA2.0 được sản xuất trong nước với mức giá trên 1,3 tỷ đồng, doanh số đạt gần 5.500 xe trong năm 2020. Ảnh: Cao Đức

Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc một doanh nghiệp FDI vừa sản xuất, nhập khẩu ô tô tại Việt Nam nhận định, hiện thị trường ô tô tại Hà Nội và TP HCM gần như đã hết khả năng tăng trưởng do cơ sở hạ tầng như: Chỗ đỗ, gửi xe hạn chế, hạ tầng giao thông khó khăn… nên với các mẫu xe phổ thông nếu muốn tăng trưởng các hãng xe sẽ phải tập trung vào các địa phương khác.

Vị này chũng cho biết, ngành công nghiệp ô tô vẫn có xu hướng cạnh tranh rất mạnh nên đòi hỏi việc đầu tư phải toàn diện. Vì vậy xe sản xuất lắp ráp trong nước nếu được đầu tư mạnh, xe nhập khẩu cũng không chịu thua kém thì sức cạnh tranh rất lớn, người dân càng được hưởng lợi.

Cạnh tranh càng gay gắt thì người tiêu dùng càng có lợi. Tuy nhiên việc này cũng đòi hỏi các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.

Giám đốc một đại lý ô tô tại Hà Nội cho rằng, mặc dù không còn các chính sách kích cầu mua ô tô nhưng thị trường sẽ tăng nhẹ so với năm 2020. Đặc biệt năm nay cán cân xe lắp ráp (CKD) và nhập khẩu (CBU) dù cân bằng hơn nhưng vẫn sẽ nghiêng về CKD. Dự báo doanh số xe CBU sẽ tăng lên, đặc biệt các mẫu ô tô bình dân nhập khẩu từ ASEAN.

Tuy nhiên do thị trường không lớn nên sẽ chỉ có những mẫu xe đạt doanh số tốt thì doanh nghiệp mới tính đến phương án nhập khẩu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.