• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Nguyên nhân khiến chi phí sửa chữa ô tô ngày càng cao

Những tai nạn nghiêm trọng, hệ thống điện tử phức tạp, chi phí nhân công cao là những nguyên nhân chính khiến cho giá sửa chữa ô tô ngày càng tăng cao.

Tai nạn giao thông nghiêm trọng hơn

Theo thống kê, những chiếc ô tô sản xuất vào năm 2022 có khối lượng tăng 33% và mức công suất gấp đôi so với những chiếc xe ra đời năm 1985. Trọng lượng và công suất tăng đồng nghĩa với việc tăng tốc và vận tốc tối đa sẽ cao hơn.

Và khi xảy ra va chạm, những chiếc xe nặng hơn, chạy nhanh hơn dễ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn, đặc biệt là từ những chiếc SUV và bán tải đang được ưa chuộng.

Nguyên nhân khiến chi phí sửa chữa ô tô ngày càng cao- Ảnh 1.

Những tai nạn nghiêm trọng khiến chi phí sửa chữa ô tô tăng cao.

Xu hướng mua xe này cũng thể hiện ở thị trường Việt Nam. Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong năm 2023, doanh số sedan chỉ đạt 52.658 xe, trong khi SUV từ 5-7 chỗ bán được 62.234 xe, cao nhất trong các dòng ô tô tại Việt Nam. Lượng xe crossover 5-7 chỗ đạt doanh số gần 38.000 xe, MPV 7 chỗ đạt 53.062 xe.

Giá xe ngày càng tăng

Giá xe tăng cao do người tiêu dùng thích nhiều tính năng, nhiều công nghệ, đặc biệt là những hệ thống an toàn chủ động như hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS). Tuy nhiên, xe nhiều công nghệ lại có khả năng gặp lỗi cao hơn và khi sửa chữa thay thế chi phí cũng bị đội lên nhiều hơn.

Chẳng hạn, khoảng 2/3 các dòng xe bán ra ở Mỹ ngày nay trang bị sẵn hoặc tùy chọn hệ dẫn động bốn bánh. Trong khi đó, vào thập niên 1980, con số này chỉ khoảng 10%. Điều này có nghĩa là công việc tại các gara sửa xe ngày nay bao gồm các bộ phận liên quan đến hệ dẫn động bốn bánh.

Nguyên nhân khiến chi phí sửa chữa ô tô ngày càng cao- Ảnh 2.

Các hệ thống an toàn chủ động làm tăng giá sửa chữa.

Ngoài ra, do trọng lượng của xe ngày càng tăng nên việc sử dụng các loại vật liệu nhẹ như nhôm là cần thiết để giảm trọng lượng, dẫn đến việc có nhiều bộ phận dễ hỏng khi xảy ra va chạm và cần phải thay thế.

Với sự tiến bộ về công nghệ sản xuất ô tô, giúp cho các mẫu xe ngày nay rút gọn nhiều chi tiết và bộ phận, nhưng những bộ phận trên xe lại to hơn, liên kết với nhau chặt hơn, từ đó cũng làm tăng chi phí sửa chữa.

Cùng với sự hiện đại hóa của hệ thống điều khiển, nhiều hệ thống điện tử được đưa vào để hỗ trợ người lái. Những hệ thống này lại có độ bền không cao và giá tiền lớn, khiến cho việc thay thế sửa chữa khó khăn và tăng chi phí.

Chi phí thợ sửa chữa ô tô tăng cao

Sự khan hiếm thợ sửa xe và chi phí nhân công cao cũng khiến chi phí sửa chữa ô tô tăng cao. Theo Mitchell, năm 2019, công thợ sửa xe ở Mỹ là gần 50 USD/giờ và tăng lên gần 60 USD/giờ vào cuối năm 2023.

Tại Việt Nam, mức lương trung bình đối với những người thợ lành nghề có thể lên tới 10-15 triệu đồng/tháng, đây là thu nhập cao gấp đôi so với mức thu nhập trung bình hàng tháng của người dân Việt Nam.

Nguyên nhân khiến chi phí sửa chữa ô tô ngày càng cao- Ảnh 3.

Chi phí nhân viên sửa chữa ô tô tăng cao.

Một trong các lý do là đại dịch COVID-19 ập đến, hạn chế nhu cầu đi lại, đồng thời giảm nhu cầu sửa xe. Do đó, nhiều thợ chuyển sang làm việc khác, dẫn tới sự thiếu hụt nhân lực.

Giá linh kiện cũng tăng cao do khan hiếm nguồn cung và vận chuyển bị hạn chế. Năm 2022, giá linh kiện sản xuất bởi các nhà sản xuất xe hơi đã tăng 10% và linh kiện bên thứ ba tăng 17%.

Alan Amici, Chủ tịch kiêm CEO của Trung tâm Nghiên cứu ô tô (Center for Automotive Research) cho biết, nếu xe có giá cả phải chăng thì chi phí sửa chữa và bảo dưỡng cũng cần phải chăng. Nếu không, sẽ có ít xe được bán ra hơn. Do đó, đây có thể là động lực cho các nhà sản xuất tìm cách giảm chi phí.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.