• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Vì sao hộp số ly hợp kép không còn tồn tại trên các mẫu xe ở Việt Nam?

Điều kiện vận hành không phù hợp là lý do chính khiến cho hộp số ly hợp kép dần vắng bóng trên các mẫu xe phổ thông tại Việt Nam.

Hộp số ly hợp kép có gì khác biệt?

Hộp số ly hợp kép (Dual Clutch Transmission – DCT) là loại hộp số tự động có tới 2 ly hợp hoạt động độc lập với nhau. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu để tìm ra loại hộp số có khả năng chuyển số mượt mà hơn hộp số tự động, nhưng vẫn dùng bộ ly hợp như số sàn, đem tới cảm giác lái thể thao.

Hãng xe Đức Porsche đã khai sinh công nghệ hộp số ly hợp kép có tên gọi PDK (Porsche Dopelkupplungsgetriebe). Năm 1983, nhà sản xuất này tích hợp PDK trên mẫu xe đua Porsche 956 và đã chiến thắng lần đầu tiên cùng với Porsche 962 vào năm 1986.

Sau đó, hộp số ly hợp kép (có tên chung là DCT) ngày càng trở nên phổ biến. Ford là một trong những hãng xe phổ thông đầu tiên áp dụng công nghệ này, và đã đặt tên cho hộp số ly hợp kép của mình là PowerShift với cấu hình hộp số ly hợp kép khô.

Vì sao hộp số ly hợp kép không được ưa chuộng tại Việt Nam - Ảnh 1.

Hộp số DCT với hai bộ ly hợp điều khiển hai dãy số cho ra khả năng sang số mượt mà.

Hộp số DCT được chia làm hai loại chính là ly hợp kép khô và ly hợp kép ướt với một khác biệt duy nhất về cấu tạo. Theo đó ở hộp số ly hợp kép ướt, bộ ly hợp sẽ được ngâm trong dầu làm mát. Còn ly hợp kép khô, bộ ly hợp được đặt khô và sử dụng không khí để làm mát.

Cấu tạo hộp số DCT sẽ gồm hai bộ ly hợp như số sàn, mỗi bộ chịu trách nhiệm một dãy số chẵn (số N, 2, 4, 6) hoặc lẻ (số 1, 3, 5, 7). Đến số nào, ly hợp đó sẽ đóng để chuyển số. Nhờ đó, các số luôn trong trạng thái sẵn sàng để kết nối, giảm độ trễ đáng kể khi sang số.

Hộp số DCT được giới thiệu đem tới khả năng chuyển số nhanh, mượt mà, cách vận hành đơn giản, cũng như cho người lái được trải nghiệm các cấp số thực như trên số sàn. Vì vậy hộp số DCT luôn là điểm mạnh được các nhà sản xuất giới thiệu khi marketing sản phẩm của mình.

Vì sao hộp số ly hợp kép không phổ biến tại thị trường Việt Nam?

Hộp số ly hợp kép DCT không chỉ ưu việt về khả năng vận hành mà còn đem tới một kích thước nhỏ gọn, cho phép các hãng xe tối ưu không gian khoang động cơ, giảm trọng lượng xe. Nhưng khi được trang bị trên một số mẫu xe phổ thông tại thị trường Việt Nam, hộp số DCT không đáp ứng được kỳ vọng.

Đầu tiên phải kể đến là với giá thành sản xuất cao cũng như chi phí bảo dưỡng thường xuyên lớn hơn hộp số thông thường. Điều này khiến cho chi phí sở hữu và sử dụng xe lớn.

Tại thị trường Việt Nam, khi một số mẫu xe phổ thông được trang bị hộp số DCT thì đều nhận được phản hồi không tốt từ người tiêu dùng, khi hộp số thường xuyên gặp lỗi từ cơ cấu điều khiển cho tới các cơ cấu chấp hành.

Tại dải tốc độ thấp việc chuyển số không được mượt mà, chỉ khi chuyển số diễn ra tại các dải tốc độ cao thì độ trễ giữa các cấp số mới được khắc phục, trong khi đa phần người lái phải di chuyển trong nội đô với tốc độ thấp khiến cho cảm giác trải nghiệm không được như mong đợi.

Vì sao hộp số ly hợp kép không được ưa chuộng tại Việt Nam - Ảnh 2.

Hộp số DCT từng được Ford trang bị trên dải sản phẩm EcoSport, Fiesta, Forcus.

Điều tồi tệ nhất đối với hộp số DCT là hiện tượng quá nhiệt. Khi hộp số phải thường xuyên làm việc ở tốc độ thấp và chiếc xe phải di chuyển trong điều kiện tắc đường. Lúc này các bộ ly hợp làm việc trong điều kiện bám hờ dẫn tới trượt ly hợp và sinh ra nhiệt.

Đối với các bộ ly hợp ướt, hiện tượng sinh nhiệt quá cao sẽ khiến áp suất dầu làm mát lớn dẫn đến rò rỉ dầu làm mát. Nếu không phát hiện kịp thời việc hết dầu làm mát sẽ khiến toàn bộ ly hợp bị cháy và chi phí sửa chữa sẽ rất cao.

Đối với các bộ ly hợp khô không chỉ dễ dàng bị cháy do quá nhiệt mà bụi sinh ra từ các lá côn trong bộ ly hợp dễ dàng làm kẹp các cơ cấu điều khiển và chấp hành. Khiến cho việc gặp lỗi hộp số thường xuyên và dễ xảy ra.

Người sử dụng xe ô tô có trang bị hộp số DCT sẽ phải thường xuyên chú ý đến cảnh báo quá nhiệt của hộp số. Khi cảnh báo quá nhiệt được thông báo thì tài xế cần dừng xe và để hộp số nguội tự nhiên, sau đó mới có thể tiếp tục di chuyển. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới trải nghiệm lái xe mà còn trở thành rắc rối cho chủ xe.

Chính vì điều kiện vận hành không phù hợp và những phản hồi tiêu cực của người dùng nên hiện nay dù là hãng xe đi đầu về hộp số DCT trên xe phổ thông, nhưng Ford đã không còn trang bị loại số này trên sản phẩm của mình, mà thay vào đó là các hộp số tự động có cấp thông thường.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.