• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Vì sao lái xe nghe nhạc, dùng điện thoại dễ gây tai nạn?

27/09/2017, 08:25

Các chuyên gia đã chỉ ra 4 nguyên nhân chính gây ra sự phân tâm cho những người điều khiển phương tiện:

01

Sự xao nhãng khi đang lái xe là nguyên nhân chính khiến tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông

Nghiên cứu tâm lý học đã chứng minh, não bộ con người khó có thể thực hiện nhiều công việc cùng một lúc, nhất là khi đang phải lái xe. Khi phải xử lý quá nhiều thông tin, não bộ sẽ hoạt động chậm đi rất nhiều so với bình thường. Chính vì vậy, xao nhãng khi đang lái xe, không tập trung vào việc cầm lái là nguyên nhân chính khiến tai nạn giao thông tăng cao. Việc người lái xe bị xao nhãng có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Các chuyên gia đã chỉ ra 4 nguyên nhân chính gây ra sự phân tâm cho những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đầu tiên là xao nhãng do hình ảnh, tài xế rời mắt khỏi phần đường khi họ đang di chuyển. Ví dụ như việc kiểm tra điện thoại hay thoa lại lớp trang điểm.

Tiếp theo là xao nhãng do âm thanh, những tiếng tiếng ồn quá lớn như tiếng nói chuyện điện thoại hay tiếng nhạc trong khoang xe sẽ khiến cho người lái không thể nghe được tín hiệu từ các phương tiện cùng tham gia giao thông.

Thứ ba, xao nhãng do hoạt động như việc cầm đồ ăn hay thức uống cũng khiến cho người điều khiển không thể tập trung vào tay lái của mình.

Cuối cùng là xao nhãng do tâm lý, sự mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe cũng là những yếu tố làm giảm khả năng tập trung lái xe.

Để tránh xao nhãng và lái xe an toàn hơn, có một số phương pháp tài xế nên làm theo: Hãy luôn tập trung hoàn toàn vào việc điều khiển xe. Ghi nhớ: “chỉ cần xao nhãng một chút khi cầm lái, người lái xe có thể dễ dàng gây ra sự nguy hiểm cho người đi bộ, những người tham gia giao thông khác và chính bản thân mình”.

05

Lái xe đòi hỏi sự tập trung cao độ

Bên cạnh đó, tài xế nên mở rộng tầm quan sát khi tham gia giao thông. Gerlach, chuyên gia lái xe an toàn của Ford cho rằng: “Mọi người thường không có tầm nhìn đủ bao quát khi lái xe. Họ có xu hướng chú ý đến chiếc xe ngay trước mặt thay vì kiểm tra xem tình hình giao thông phía trước như thế nào. Hãy cố mở rộng tầm nhìn ra phía trước và hai bên cạnh xe của bạn để có thể kịp thời nhận biết những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.”

Cuối cùng, để lái xe an toàn, tài xế phải luôn nhớ, đừng lái xe khi không đủ tỉnh táo. Vấn đề về sức khỏe luôn luôn ảnh hưởng đến sự tập trung lái xe của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn giữ sự tỉnh táo cùng tinh thần cảnh giác để phản ứng nhạy bén và chính xác hơn khi lái xe.

Số liệu về thực trạng mất tập trung khi lái xe: 

390m: Quãng đường bạn đi được trong 14 giây với vận tốc 100km/h

94%: Tỉ lệ những vụ tai nạn gây chết người do lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông

37%: Khả năng tập trung bị giảm đi khi trò chuyện điện thoại trong lúc lái xe

14 giây: Thời gian trung bình để chụp một bức ảnh selfie

1: Lượng công việc mà não bộ có thể tập trung xử lí trong một thời điểm

Nguồn: Bộ Giao thông Hoa Kỳ

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.