Ngày 12/11/2022, công ty Sollers của Nga công bố quyết định mua 50% cổ phần của Mazda tại nhà máy liên doanh ở TP Vladivostok (Nga), với giá 1 euro.
Trước đó, hôm 15/10/2022, Bộ Công thương Nga thông báo hãng sản xuất ôtô Nissan của Nhật Bản đã bán hết tài sản của hãng này ở Nga, mức giá cũng là 1 euro (tương đương 0,97 USD).
Cách đây 4 tháng, hôm 12/7/2022 hãng xe Renault của Pháp cũng đã bán cổ phần trong nhà máy liên doanh Avtovaz cho Chính phủ Nga với giá tượng trưng 1 rúp (tương đương 0,02 USD).
Nhà máy liên doanh Sollers - Mazda ở thành phố Vladivostok (Nga) vừa được bán với giá 1 euro hôm 12/7/2022
Trên đây là ba trong nhiều ví dụ về sự rút lui của các hãng xe, nhà cung ứng phụ trợ công nghiệp xe hơi rời khỏi Nga khi họ gánh những khoản lỗ ngày một tăng.
Các tài sản nhượng bán được liệt kê là toàn bộ nhà xưởng, máy móc, ngoài ra có thể bao gồm giá trị thương hiệu, các cơ sở nghiên cứu cũng như trung tâm bán hàng và tiếp thị trên khắp nước Nga.
Các hợp đồng nhượng bán này gắn kèm các điều kiện tiên quyết, thứ nhất là phải được Chính phủ Nga phê duyệt.
Thứ hai là quyền ưu tiên quay lại trong một thời gian nhất định, như với Mazda là 3 năm, với Nissan là 6 năm hoặc với Renault là 2 năm.
Thứ ba là mức giá ghi trên hợp đồng chỉ có tính chất tượng trưng, mặc dù tài sản thực được mô tả có giá trị rất lớn.
Theo các chuyên gia tài chính EU, khi góp vốn vào một doanh nghiệp cổ phần, quyền và nghĩa vụ cổ đông là song hành, cổ đông được chia lợi nhuận và gánh chịu khoản lỗ tương ứng với tỷ lệ vốn góp.
Nhà máy của Nissan tại Nga, nơi hãng xe Nhật gánh khoản lỗ lũy kế 686 triệu USD
Bên cạnh đó, khi bán cổ phần nghĩa là các hãng xe tự nguyện rút khỏi quyền điều hành sản xuất cũng như thương quyền của nhãn hiệu tại thị trường Nga.
Mặt khác, điều khoản “quyền ưu tiên quay lại” được hiểu là bên bán tạm hoãn nghĩa vụ cổ đông trong thời gian thỏa ước, và sẽ quay lại vào thời điểm thích hợp trong tương lai gần.
Điều khoản này cũng cam kết bên bán được mua lại đúng số cổ phần đã bán với giá bằng lúc mua (giá tượng trưng) trong thời hạn giao ước.
Về bản chất, đây là sự rút lui nhằm “cắt lỗ” của hãng xe nước ngoài tại Nga, do đình trệ sản xuất kinh doanh khiến số lỗ tăng cao.
Chẳng hạn như Nissan, đến thời điểm nhượng bán cổ phần cho Viện Nghiên cứu khoa học ô tô thuộc sở hữu nhà nước Nga (NAMI) vào tháng 10, họ phải gánh chịu khoản lỗ lũy kế khoảng 100 tỷ yên (686,72 triệu USD).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận