• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Vì sao tiêu chuẩn khí thải Euro 5 là thách thức của động cơ diesel?

Hiện nay, tiêu chuẩn khí thải Euro 5 đang được áp dụng cho tất cả xe mới. Sự khắt khe của tiêu chuẩn này đang là thách thức với động cơ diesel.

Tiêu chuẩn khí thải Euro 5 là gì?

Trong các quy định khí thải từ năm 1970, tiêu chuẩn đầu tiên của châu Âu được gọi là Euro 1 đã được đưa ra vào năm 1992. Các bộ chuyển đổi xúc tác trở thành bắt buộc đối với những chiếc xe mới được bán ra tại Anh khi châu Âu đẩy mạnh việc giảm khí thải.

Kể từ đó, đã có một loạt các tiêu chuẩn khí thải Euro, với tiêu chuẩn Euro 5 được châu Âu ban hành tháng 1/2011 và hiện tại là Euro 6, được đưa ra vào tháng 9/2014.

Việt Nam cũng là một trong nhiều nước áp dụng thang đo tiêu chuẩn khí thải của châu Âu. Từ ngày 1/1/2022, tiêu chuẩn khí thải Euro 5 được áp dụng đối với xe mới sản xuất. Điều này đưa Singarpo và Việt Nam là hai nước đầu tiên trong khu vực áp dụng tiêu chuẩn khí thải cao.

Tiêu chuẩn khí thải Euro 5 đang được áp dụng với các xe mới xuất xưởng.

Theo ông Trần Quang Hà, Phó vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT), việc nâng tiêu chuẩn khí thải lên mức 5 theo đúng lộ trình để thực hiện cam kết của các quốc gia về kiểm soát mức phát thải phương tiện từ khi sản xuất. Tiêu chuẩn khí thải được nâng lên, kiểm soát từ đầu ra đồng nghĩa với việc công nghệ cũng phải thay đổi. Khi đó, bản thân công nghệ xe cũng phải phát triển phù hợp.

Nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với các nhà sản xuất ô tô, đặc biệt là đối với động cơ diesel.

Thách thức của động cơ diesel

Theo các nhà khoa học, động cơ diesel có hiệu suất, độ bền cao, chi phí vận hành thấp nhưng thay vào đó, chúng cũng góp phần không nhỏ vào việc sản sinh chất gây ô nhiễm môi trường không khí, rộng hơn đó là sự tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người.

Khí thải sinh ra từ động cơ diesel gồm 4 loại chính: Carbon monoxide- CO, hydrocarbon- HC, nito oxit – Nox, vật chất dạng hạt – PM.

Để cải thiện khí thải động cơ các nhà sản xuất đã phải nghiên cứu phát triển các hệ thống xử lý khí thải. Có thể kể đến như bộ trung hòa khí thải DPF, công nghệ SCR, công nghệ DOC.

Với bộ trung hòa khí thải DPF có chức năng lọc và đốt cháy những hạt bụi lớn, nhưng vẫn để lại khí độc từ động cơ. Từ đó công nghệ SCR được phát triển để hạn chế sự phát thải các khí độc ra ngoài môi trường.

Hệ thống SCR sử dụng thiết bị DPF nhưng được bổ sung thêm một kim phun để phun dung dịch Adblue vào trước bầu SCR mục đích là khử NOx còn sót lại, quá trình này chuyển khí NOx thành khí ni-tơ và nước.

Ngoài ra các hãng xe còn áp dụng công nghệ tuần hoàn khí thải. Một phần khí thải sẽ được tuần hoàn sử dụng lại trong quá trình cháy của chu trình tiếp theo. Điều này giúp đốt cháy triệt để các hạt bụi và khí độc.

Anh T.H.Đ, đăng kiểm viên của Trung tâm Đăng kiểm 29-30D cho biết, hiện nay với những xe động cơ đốt trong, đặc biệt là xe chạy diesel đã qua sử dụng rất khó để đạt chuẩn khí thải vì xe không được trang bị các bộ xử lý khí thải tiên tiến nên để lọt rất nhiều bụi và khói độc thải ra ngoài môi trường.

Để đảm bảo tiêu chuẩn khí thải còn cần vào nhiêu liệu đạt chuẩn.

Với tiêu chuẩn khắt khe Euro 5 thì để đảm bảo tuyệt đối lượng phát sinh khí thải còn phụ thuộc vào chất lượng nhiên liệu.

Trong công bố của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, khí thải NOx từ nhiên liệu DO-V giảm 64% so với nhiên liệu DO-III, các loại khí thải khác giảm khoảng 67%, bụi thải giảm khoảng 93%.

Cùng với việc nâng cấp động cơ, nâng cấp bộ xử lý khí thải và phải đảm bảo chất lượng nhiên liệu nên đã có những mẫu xe phải tạm dừng phân phối. Đơn cử như chiếc Toyota Hilux, trong năm 2022 nhà Toyota đã dừng phân phối mẫu xe này do thị trường không đảm bảo được số lượng trạm nhiên liệu đạt chuẩn DO-V.

Mới đây vào tháng 3/2023, khi số lượng trạm nhiên liệu đảm bảo và động cơ đạt chuẩn Euro 5 thì mẫu xe Toyota Hilux mới quay trở lại thị trường Việt Nam.

Với tiêu chuẩn khí thải ngày càng chặt chẽ, các mẫu xe sử dụng nhiên liệu diesel phải nâng cao hơn về công nghệ động cơ và công nghệ xử lý khí thải. Điều này bắt buộc chi phí cấu thành giá xe sẽ tăng. Đó sẽ là thách thức lớn đổi với các nhà sản xuất, làm sao để đảm bảo tiêu chuẩn khí thải nhưng vẫn giữ được giá thành hợp lý.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.