• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Vì sao ưu đãi thuế đối với linh kiện ô tô?

11/05/2018, 09:05

Theo nhận định, các ưu đãi hiện nay là chưa đủ mạnh để tạo ưu thế cho ô tô sản xuất trong nước.

22

Miễn giảm thuế nhập khẩu và sản xuất linh, phụ kiện sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước,tăng tỷ lệ nội địa hóa và giúp giá xe nội có sức cạnh tranh hơn

Theo nhận định, các ưu đãi hiện nay là chưa đủ mạnh để tạo ưu thế cho các sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước so với các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN. Nếu không có những ưu đãi về thuế linh kiện sẽ rất khó để ô tô nội cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu.

Để tăng sức cạnh tranh cho xe nội

Theo các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, việc thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN về 0%, với những lợi thế về cơ sở sản xuất đã phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, rất nhiều các hãng xe đang có cơ sở sản xuất, lắp ráp tại các quốc gia này đang đẩy mạnh việc nhập khẩu các sản phẩm ô tô nguyên chiếc từ ASEAN vào Việt Nam. Đây là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp có tỷ trọng xe sản xuất, lắp ráp trong nước lớn đã kiến nghị các giải pháp miễn giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô và phần giá trị sản xuất trong nước. Theo các doanh nghiệp này, đây là giải pháp lâu dài để thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại ngành công nghiệp ô tô về lâu dài.

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) về đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất ô tô trong nước.

Về việc miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị sản xuất trong nước, Bộ Tài chính cho biết, sẽ ghi nhận để phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Về kiến nghị miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên, vật liệu cho các nhà sản xuất linh kiện đầu tư tại Việt Nam, Bộ Tài chính đề nghị VAMI cung cấp chi tiết danh mục các nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sản xuất linh kiện ô tô để Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu phương án xử lý, báo cáo Chính phủ xem xét quyết định.

Thực tế năm 2017 đã chứng kiến sự ra đời của một số chính sách có tính chất bước ngoặt theo hướng khuyến khích sản xuất, lắp ráp trong nước. Tuy nhiên theo một số doanh nghiệp, các chính sách mới dù đã có những tác động tích cực nhưng chưa đủ mạnh để tạo ưu thế cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước khi cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN.

Cụ thể, theo tính toán, mức giảm giá bán lẻ cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp theo cơ sở từ Nghị định 125/2017 (về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi) tối đa chỉ dao động từ 12 - 15%, trong khi đó nếu được giảm thuế từ 30% - 0%, các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc có thể giảm từ 23 - 25% giá bán lẻ so với hiện nay. Vì vậy, với các ưu đãi nêu trên thì doanh nghiệp sản xuất lắp ráp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ ASEAN.

Nghị định 116/2017 (về điều kiện kinh doanh ô tô) đã đưa ra các thủ tục liên quan như: Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, các loại giấy chứng nhận kiểu loại ô tô, phiếu xuất xưởng hay các tài liệu đánh giá chất lượng nhà xưởng nhưng sẽ chỉ là các giải pháp ngắn hạn. Khi các quy trình phối hợp giữa nhà nhập khẩu và hãng xe nước ngoài được thống nhất sẽ không có nhiều khó khăn để đưa các sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam.

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), ông Toru Kinoshita cũng nhận định: “Khi thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN bằng 0%, các nhà sản xuất ô tô trong nước đang phải đối mặt với mối đe dọa tồn tại. Khi thị trường còn nhỏ bé, công nghiệp phụ trợ không thể phát triển. Đây là những lý do khiến ô tô sản xuất trong nước có chi phí sản xuất cao hơn và khả năng cạnh tranh thấp hơn so với ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực cắt giảm chi phí của mỗi nhà sản xuất ô tô, cần phải có chính sách hỗ trợ sản xuất của Chính phủ để duy trì sản xuất trong nước và phát triển công nghiệp phụ trợ…”.

Công đoạn thử nghiệm xe cuối cùng được thực hiện n

Xe nội sẽ giảm giá thành nếu được ưu đãi thuế linh kiện

Kéo giảm giá xe trong nước

Thực tế hiện nay, các biện pháp hỗ trợ sản xuất ô tô trong nước đã được các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như: Malaysia, Indonesia... hay Ấn Độ áp dụng từ khá lâu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm.

“Hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm ô tô tại Việt Nam, ngoại trừ các loại xe tải dưới 7 tấn và xe khách từ 25 chỗ trở lên còn khá thấp. Với thực trạng đó, sẽ rất khó để các sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước có thể xuất khẩu sang các thị trường lân cận. Tình trạng này cần được cải thiện bằng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nếu muốn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hội nhập được với xu hướng phát triển toàn cầu. Giải pháp này phù hợp với chủ trương trong chiến lược của Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong dài hạn. Các doanh nghiệp sẽ phải chủ động nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, không dừng ở việc lắp ráp đơn thuần, nếu muốn tiết kiệm chi phí trong dài hạn và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Việc áp dụng giải pháp này sẽ giúp cân bằng chênh lệch về thuế phí giữa sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN và sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước, từ đó góp phần giảm giá thành ô tô, thúc đẩy nhu cầu thị trường trong nước đang rất tiềm năng. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước có cơ sở để mở rộng đầu tư và đầu ra, đóng góp thêm vào ngân sách Nhà nước”, tổng giám đốc một doanh nghiệp sản xuất trong nước nêu ra cơ sở cho đề xuất trên.

Còn theo ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng Tiểu ban chính sách VAMA, nếu đề xuất này được thông qua, giá xe lắp ráp trong nước chắn chắn sẽ giảm tùy vào từng loại xe khác nhau. Theo tính toán, với một chiếc xe có giá khoảng 30.000 USD hiện nay nếu được miễn thuế TTĐB cho phần giá trị sản xuất trong nước thì giá xe sẽ chỉ còn khoảng 28.000 USD (giảm khoảng 2.000 USD).

Trong một động thái mới nhất, ngày 27/4 vừa qua, VAMA cũng đã có văn bản đề xuất Chính phủ cân nhắc chính sách ưu đãi sản xuất dành cho ô tô CKD (lắp ráp trong nước) nhằm thu hẹp chi phí sản xuất giữa xe CKD và CBU (xe nhập khẩu). Trong bản kiến nghị này, VAMA đề xuất phương án Chính phủ có thể giảm từng bước, tương ứng với sự lớn mạnh của thị trường ô tô và sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp phụ trợ. Theo VAMA, điều này sẽ giúp thúc đẩy nỗ lực của các nhà sản xuất ô tô.

Được biết, hiện Bộ Tài chính đang cân nhắc trình Chính phủ các phương án hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.