• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Xe Porsche bốc cháy trên cao tốc: Vì sao ô tô dễ phát hỏa khi xảy ra tai nạn?

11/11/2024, 14:25

Khi xảy ra va chạm, nhiên liệu có thể bị rò rỉ làm tăng nguy cơ cháy nổ xe. Lúc này chủ xe cần bình tĩnh xử lý để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Sáng 11/11, tại Km91+600 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng xảy ra va chạm giữa hai ô tô. Tại thời điểm xảy ra tai nạn, hai xe va chạm rất mạnh với nhau và ngay sau đó một chiếc xe bốc cháy dữ dội. Sau khi khống chế được ngọn lửa chiếc xe đã bị thiêu rụi hoàn toàn chỉ còn phần khung xe.

Trước đó cũng đã rất nhiều trường hợp ô tô gặp tai nạn sau đó liền bốc cháy dữ dội. Dưới đây là nguyên nhân và cách xử lý khi xảy ra cháy ô tô do tai nạn.

Nguyên nhân khiến xe bốc cháy

Tại thời điểm xảy ra va chạm, nhiên liệu có thể bị rò rỉ, điều này là nguyên nhân phổ biến nhất trong các vụ hỏa hoạn ô tô. Các chất lỏng khác nhau trong xe hơi đều có tính chất dễ cháy.

Trong số các chất lỏng, xăng và dầu diesel là thứ nguy hiểm nhất, vì nó có thể dễ dàng bắt lửa. Đặc biệt, chỉ cần hơi xăng tiếp xúc với các bề mặt kim loại nóng khác trên xe ô tô cũng hoàn toàn có thể gây cháy và lan với tốc độ rất cao.

Nhiệt lượng từ đám cháy xăng và dầu diesel cũng rất cao, chúng có thể dễ dàng nung cháy làm biến dạng khung vỏ xe cũng như các chi tiết kim loại khác của ô tô.

Xe Porsche bốc cháy trên cao tốc: Vì sao ô tô dễ phát hỏa khi xảy ra tai nạn?- Ảnh 1.

Nhiên liệu dễ dàng bốc cháy khi tiếp xúc với các bề mặt kim loại nóng của ô tô. Ảnh minh họa.

Anh Lê Đăng Hùng, cố vấn dịch vụ của đại lý Toyota cho biết, nhiên liệu xăng có thể tự bốc cháy trong khoảng nhiệt độ từ 250-300 độ C.

Do vậy khi xảy ra va chạm, nếu nhiên liệu bị rò rỉ và chảy tới những vị trí có nhiệt độ cao như cổ pô (nhiệt độ dao động từ 400-600 độ C) sẽ rất dễ bốc cháy.

"Để đảm bảo an toàn, khi xảy ra va chạm mọi người trong xe cần rời khỏi xe ngay lập tức, lái xe cần chú ý tắt máy và chìa khóa điện để đảm bảo các hệ thống không còn hoạt động, tránh sự cố ngoài ý muốn", anh Hùng cho biết thêm.

Để đảm bảo an toàn, trước tiên cần phòng tránh bằng cách bảo dưỡng xe đúng theo định kỳ. Đặc biệt, nếu ngửi thấy mùi xăng xung quanh hoặc trong ô tô, cần tắt động cơ ngay lập tức khi đang di chuyển, tìm ra chỗ rò rỉ kịp thời và khắc phục.

Cần làm gì khi xảy ra cháy ô tô do tai nạn?

Khi xảy ra tai nạn và không may chiếc xe bị bốc cháy, chủ xe cần bình tĩnh xử lý để có thể giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe cần tắt máy xe ngay lập từ, điều này sẽ giúp các hệ thống bơm nhiên liệu và đánh lửa dừng hoạt động từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra hỏa hoạn.

Sau đó cần bình tĩnh, mở dây an toàn, tìm vị trí mở cửa xe để thoát thân. Trong trường hợp cửa bị kẹt, phá vỡ kính xe là lựa chọn nhanh nhất.

Nhanh chóng đưa người bị thương, trẻ nhỏ tới các khu vực an toàn như vỉa hè, vệ đường và gọi điện cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc cho công an, chính quyền địa phương.

Xe Porsche bốc cháy trên cao tốc: Vì sao ô tô dễ phát hỏa khi xảy ra tai nạn?- Ảnh 2.

Cần nhanh chóng liên hệ với cảnh sát phòng cháy chữa cháy khi ô tô xuất hiện các dấu hiệu bốc cháy. Ảnh minh họa.

Nếu có thể, cần nhanh chóng tìm các phương tiện chữa cháy như: cát, bao tải, vải thấm nước, bình chữa cháy... để dập lửa.

Cần chú ý nếu phát hiện nguồn cháy bắt đầu từ khoang máy thì chỉ mở nắp ca-pô khi đã sẵn sàng phương tiện chữa cháy.

Do khi mở nắp ca-pô, ngọn lửa sẽ được cung cấp nhiều oxi hơn điều này sẽ làm đám cháy nhanh chóng lan rộng. Nếu không sẵn sàng phương tiện chữa cháy sẽ rất khó để có thể dập lửa.

Đối với trường hợp ô tô không may gặp nạn trên cao tốc, có thể nhờ sự trợ giúp từ các phương tiện đang lưu thông. Trường hợp không có khả năng dập tắt đám cháy, tài xế cần nhanh chóng tránh xa đám cháy ít nhất khoảng 40m.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.