• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Xử lý tình huống cảnh báo quá nhiệt động cơ ô tô

19/03/2022, 13:30

Nguyên nhân gây quá nhiệt động cơ thường do dung dịch làm mát mất tác dụng, bị rò rỉ, tắc nghẽn hay mực nước làm mát quá thấp so với tiêu chuẩn.

Hỏi:

Xin tư vấn cách xử lý tình huống động cơ quá nóng và có tín hiệu cảnh báo quá nhiệt hiển thị trên bảng điều khiển ô tô?

Lương Thị Cẩm Tú (Thủy Nguyên, Hải Phòng)

Đèn báo màu đỏ cho biết động cơ ô tô đang quá nhiệt

Cố vấn kỹ thuật Lê Văn Định, gara OND Auto (749 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) tư vấn như sau:

Nguyên nhân gây quá nhiệt động cơ thường do dung dịch làm mát mất tác dụng, do bị rò rỉ, tắc nghẽn, ngưng tụ, hay mực nước làm mát quá thấp so với tiêu chuẩn... sẽ khiến quá trình giải nhiệt bị gián đoạn, động cơ ô tô quá nóng so với mức tiêu chuẩn.

Nước làm mát động cơ ô tô còn đủ thì kim đồng hồ thường sẽ nằm giữa mức C (cool) và mức H (hot). Trường hợp kim đồng hồ chạy về gần mức H thì xe đang trong tình trạng thiếu nước làm mát cần bổ sung.

Nếu kim chạm tới ngưỡng H thì động cơ đang quá nóng. Để xử lý tình huống này, đầu tiên phải quan sát tình huống xung quanh để dừng xe vào lề đường hoặc vị trí an toàn. Kế tiếp tắt động cơ rồi để chìa ở chế độ “Bật” - nấc ON nhưng không đề nổ. Sau đó mở nắp ca-pô kiểm tra bình nước làm mát.

Để tránh bỏng tay, lúc này phải sử dụng khăn lót tay để kiểm tra ống tản nhiệt nằm trên két nước. Trường hợp bóp vào thấy ống khá cứng thì đừng vội mở nắp két làm mát ngay. Sau khi đợi nguội bạn mở nắp két rồi để đo dung dịch nước làm mát nếu bình cạn.

Cuối cùng khởi động lại xe, nhìn kim nhiệt độ trên cụm đồng hồ còn nằm ở vạch đỏ (H) không. Trường hợp không thì cứ tiếp tục di chuyển. Ngược lại kim nằm ở vạch đỏ thì phải chờ tầm 15 phút mới khởi động xe. Tình huống xấu nhất là gọi cứu hộ nếu không có gì tiến triển.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.