• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng đạt hơn 11 tỷ USD

07/11/2023, 15:48

Lần đầu tiên nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng do Việt Nam sản xuất lọt Top 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hơn 11 tỷ USD.

Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng lập kỷ lục - Ảnh 1.

Lắp ráp bó dây cáp điện ô tô tại nhà máy Thaco Chu Lai, nơi sản xuất nhiều loại phụ tùng linh kiện ô tô phục vụ xuất khẩu.

Dữ liệu từ Bộ Công thương cho hay, 10 tháng đầu năm nay nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt kim ngạch 11,579 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây cũng là lần đầu phương tiện vận tải và phụ tùng lọt Top 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, lập kỷ lục về giá trị xuất khẩu.

Dự kiến cả năm nay, nhóm hàng này sẽ vượt kim ngạch 13 tỷ USD nếu giữ đà tăng trưởng hai con số.

Trong cùng kỳ so sánh, lượng phương tiện vận tải và phụ tùng (không tính xe dưới 9 chỗ và phụ tùng xe dưới 9 chỗ) nhập khẩu về Việt Nam là 1,534 tỷ USD, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước.

Từ số liệu chuyên ngành, có thể thấy các doanh nghiệp ô tô và chuỗi phụ trợ đã tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Bằng chứng là nhóm hàng phụ tùng giảm mạnh nhập khẩu (-28,4%) trong khi xuất khẩu mặt hàng này tăng vọt 18%.

Đối với sản xuất ô tô, qua 10 tháng các doanh nghiệp Việt Nam có sản lượng lắp ráp 272.800 chiếc, giảm 17% so với cùng kỳ.

Đối với nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, 10 tháng lượng ô tô (dưới 9 chỗ) nhập khẩu là 84.834 chiếc trị giá 1,821 tỷ USD; Các loại ô tô khác 19.343 chiếc trị giá 627 triệu USD.

Tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu 10 tháng đầu năm là 104.177 chiếc, trị giá 2,448 tỷ USD, giảm hơn 20% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ toàn ngành ô tô sụt giảm, việc xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô tăng trưởng hai chữ số chứng tỏ Việt Nam có vị trí trong chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu.

Trong năm nay, hàng loạt dự án công nghiệp phụ trợ ô tô đã vào Việt Nam với mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Đơn cử, dự án của Waffer (Đài Loan, Trung Quốc) có suất đầu tu 1.250 tỷ đồng sẽ đi vào hoạt động trong tháng 11 tại tỉnh Hải Dương, dự kiến xuất khẩu linh kiện ô tô đúc từ nhựa và hợp kim nhôm từ năm 2024.

Trong các sản phẩm linh kiện phụ tùng ô tô, Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu bộ dây cáp điện, loại sản phẩm được cho là phù hợp với đôi bàn tay khéo léo của công nhân người Việt.

Các loại linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ được sản xuất tại Việt Nam, ngoài cung ứng cho các hãng xe nội địa, còn phục vụ xuất khẩu với kim ngạch 3,302 tỷ USD, tính đến 31/10 năm nay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.