• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

19 thương hiệu ô tô nhập khẩu kiến nghị giảm 50% phí trước bạ

01/07/2020, 08:00

Sách trắng của Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) vừa kiến nghị giảm 50% phí trước bạ cho xe nhập khẩu như ô tô sản xuất trong nước.

Audi là một trong những thương hiệu ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam

Trong "Sách Trắng 2020" vừa công bố ngày 30/6, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nêu kiến nghị về việc giảm lệ phí trước bạ cho 19 thương hiệu ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đang được phân phối tại Việt Nam.

EuroCham khuyến nghị giảm 50% phí trước bạ cho tất cả doanh nghiệp nhập khẩu, lắp ráp và phân phối ô tô mới để xóa bỏ phân biệt đối xử trong áp dụng giảm thuế.

Bên cạnh đó, hiệp hội này cũng đề xuất giảm 50% với thuế giá trị gia tăng.

Hiệp hội này cho rằng kích thích tiêu thụ trên thị trường ô tô là việc làm cần thiết trong bối cảnh khách hàng đang phải cố gắng để duy trì hoạt động và cần nhiều thời gian để khôi phục chuỗi cung ứng từ tình trạng gián đoạn.

Trong 19 thương hiệu ô tô nhập khẩu, chỉ có Mercedes và Peugeot nhận được hỗ trợ theo chính sách giảm 50% phí trước bạ mà Chính phủ vừa thông qua đối với các mẫu xe lắp ráp trong nước.

"Tuy nhiên, việc ưu tiên sản phẩm sản xuất nội địa như một biện pháp tạm thời để vượt qua khủng hoảng trong nước là không phù hợp khi Covid-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Sự phân biệt đối xử theo hướng ưu tiên xe lắp ráp trong nước không thể hiện động thái tích cực của Việt Nam với Liên minh châu Âu khi EVFTA dự kiến sớm đi vào hiệu lực", EuroCham nhận xét.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.