3 bí kíp giúp Volkswagen thoát khủng hoảng |
Mới đây, Volkswagen tiếp tục đối mặt thêm 800.000 phương tiện tại Châu Âu không đạt chất lượng về khí thải, ngoài 11 triệu phương tiện diesel được cài phần mềm che mắt kiểm tra khí thải đã công bố trước đó.
Kể từ khi bê bối này bùng nổ, Volkswagen mất hơn một nửa giá trị trên thị trường, giá ô tô cũng theo đó tuột dốc. Để tránh hậu quả nặng nề hơn nữa, tờ Bloomberg gợi ý 3 điều Volkswagen cần phải làm để kéo họ ra khỏi “vũng bùn lầy”:
- Hãy “sạch” hơn: Nếu ngoài vấn đề khí thải, còn nhiều vấn đề khác nữa, Volkswagen cần phải phát hiện và công bố ngay lập tức. Thà thừa nhận thẳng thắn một lần còn hơn tiết lộ chậm, nhỏ giọt.
- Sửa chữa lỗi lầm: Khi mua xe của VW, khách hàng tin tưởng đó là những phương tiện thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu. Vì vậy, hãy khắc phục lỗi của ô tô theo đúng niềm tin đó, bằng không hãy đề nghị hoàn trả tiền cho khách hàng.
- Đánh bại Telsa - hãng ô tô của Mỹ
Về phương pháp thứ 3, Bloomberg lý giải: Trong khi các kỹ sư của VW đang dày công thiết kế phần mềm để lừa dối thế giới rằng diesel là nhiên liệu sạch thì hãng Telsa tập trung chế tạo ô tô sử dụng pin cho tương lai.
Trước bê bối khí thải, vài tuần trước, VW cũng ra thông cáo báo chí cam kết sẽ tập trung vào xe điện và xe lai điện để chế tạo phương tiện sạch. Tuy nhiên, trong chiến lược này, VW chỉ tập trung vào các vấn đề chung chung: cấu trúc mới tạo ra hệ thống lái điện cho xe phổ thông và một loại dòng Phaeton thế hệ mới chất lượng cao nhắm vào đối tượng khách hàng giàu có của Telsa.
Theo đánh giá của Bloomberg, chiến lược trên của VW không có gì độc đáo. Đó là điều mà gần như tất cả các hãng ô tô khác cùng Google và Apple đang phát triển rất tốt.
Hơn nữa, đến nay, không có dòng ô tô nào của VW thực sự vượt trội trong mảng xe điện. Trước đây, BMW từng được so sánh ưu ái hơn Telsa nhưng sự thật: dù chiếc xe lai điện BMW i8 của VW được đánh giá là nghệ thuật về kỹ thuật nhưng công nghệ lai xăng điện của nó trên thực tế là vô dụng. Còn, chiếc BMM i3 có giá phải chăng hơn sản phẩm cùng phân khúc của Telsa nhưng chỉ chạy quãng đường gần 130km/ một lần sạc, ít hơn Nissan Leaf.
Hiện nay, không có chiếc xe điện nào trên thị trường có thể đạt được tầm xe điện mà Telsa đang phát triển: Quãng đường/sạc: gần 500km; Động cơ: Tăng tốc từ 0-100km/h trong 2,8 giây; Đặc tính nổi trội: có hệ thống lái tự động hàng đầu; Giá cả phải chăng: Dự kiến ra mắt năm 2017 với giá 30.000 USD.
Nếu VW thực sự tập trung vào chế tạo xe điện, họ sẽ là đối thủ đáng gờm của Telsa. Bởi, VW có hai lợi thế: tiền và quy mô.
Telsa phải chi khoảng 1,7 tỉ USD/năm vào việc kinh doanh. So với VW, đó là cái giá quá thấp. Năm ngoái, VW chi gấp 8 lần con số trên vào việc nghiên cứu và phát triển và hiện đang nắm khoảng 30 tỉ USD tiền mặt.
Ngoài ra, vấn đề lớn nhất của Telsa là quy mô hoạt động. Với chiếc Model 3 của Telsa có giá cả phải chăng đã được ra mắt hồi tháng 3/2016 và sẽ được bán vào năm 2017. Giám đốc điều hành Telsa (CEO) Elon Musk hy vọng có thể thúc đẩy doanh số của hãng từ 50.000 chiếc (2015) lên 500.000 chiếc (năm 2020). Trong khi đó, với VW, hiện nay, mỗi năm họ đã bán tới 10 triệu chiếc xe.
Tóm lại, theo Bloomberg, nếu muốn làm lại quá khứ, thực hiện cam kết mới cho tương lai, VW cần phải là hãng đầu tiên trên thế giới bán chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện có thể chạy gần 500/sạc với mức giá dưới 30.000 USD.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận