• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bảo hiểm xe

Bảo hiểm xe cơ giới: Cuộc đua khốc liệt về chất lượng dịch vụ

08/12/2024, 14:34

Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm xe cơ giới đang chạy đua đầu tư vào chất lượng dịch vụ nhằm giành thị phần trong lĩnh vực tiềm năng này, khẳng định vị thế trong ngành.

Doanh nghiệp bảo hiểm nỗ lực mở rộng thị phần

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2024, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đạt 14.884 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,5% trong tổng doanh thu toàn thị trường; bồi thường 5.981 tỷ đồng (tỷ lệ 45,3%).

Trong số trên, 5 doanh nghiệp phi nhân thọ có thị phần doanh thu bảo hiểm xe cơ giới lớn hiện nay gồm: Bảo hiểm Hàng không -VNI (10%), Bảo hiểm Quân đội - MIC (9,8%), Bảo hiểm Bảo Việt (9,4%), Bảo hiểm Bưu điện - PTI (9,1%) và Bảo hiểm PVI (8,9%). Trong đó, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) vẫn đang giữ vững vị trí dẫn đầu về Bảo hiểm xe cơ giới với tỉ lệ tăng trưởng hơn 11% so với cùng kỳ.

Bảo hiểm xe cơ giới: Cuộc đua khốc liệt về chất lượng dịch vụ- Ảnh 1.

Trung tâm Chăm sóc khách hàng và Giám định xe cơ giới Miền Nam (VNI).

Không thể phủ nhận, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn đang là dòng sản phẩm có sức hấp dẫn và mức cạnh tranh cao nhất hiện nay. Lý do lớn nhất là tiềm năng của bảo hiểm này đang còn rất nhiều dư địa để phát triển.

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường trong tháng 10 lập đỉnh mới với tổng lượng xe bán ra đạt 38.761 chiếc và cao nhất kể từ đầu năm, tăng khoảng 6% so với tháng và tăng tới 53% so với cùng kỳ năm 2023.

Bên cạnh đó, đây cũng là dòng sản phẩm thông dụng nên sẽ được các doanh nghiệp lựa chọn khi muốn tăng thị phần.

Theo ông Phạm Huy Khiêm, Phó Tổng giám đốc VNI: "Bảo hiểm ô tô luôn là sản phẩm có mức cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Nếu như trước đây các công ty bảo hiểm cạnh tranh bằng việc giảm phí thì hiện nay hình thức này không còn được sử dụng nhiều. Thay vào đó các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ chân khách hàng bằng những dịch vụ gia tăng".

Bảo hiểm xe cơ giới: Cuộc đua khốc liệt về chất lượng dịch vụ- Ảnh 2.

Tổng đài VNI chăm sóc khách hàng 24/7.

Đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ

Bài toán đầu tư vào công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng đã được rất nhiều doanh nghiệp triển khai. Tuy nhiên, để tạo ra sự khác biệt thật sự có giá trị cho khách hàng không phải là điều dễ dàng. Đây là nguyên nhân cho cuộc chạy đua công nghệ hóa ngày càng trở nên gay gắt.

Mới đây, Công ty Bảo hiểm Hàng không (VNI) đã cho ra mắt và nhanh chóng đi vào triển khai ứng dụng MyVNI – Giám định viên, cho phép các công tác giám định đều được thực hiện online 100%. Điều này đã giúp thời gian xử lý hồ sơ của VNI rút ngắn đi 50%, năng suất lao động của cán bộ nhân viên cũng tăng lên 40% so với trước đây.

Không những thế, ứng dụng này còn gửi tin nhắn cập nhật thường xuyên các thông tin mà khách hàng quan tâm như: Lộ trình ra hiện trường của giám định viên, hồ sơ cần nộp bổ sung, tiến trình giải quyết hồ sơ bồi thường… một cách minh bạch và rõ ràng nhất. Khách hàng cũng hoàn toàn có thể đánh giá mức độ hài lòng với giám định viên của VNI và garage sửa chữa xe của mình thông qua ứng dụng.

Cũng theo ông Khiêm, cuộc chạy đua vào công nghệ sẽ ngày càng gay gắt vì đây là xu hướng tất yếu của ngành bảo hiểm. Tuy nhiên, cuộc chạy đua này chỉ dành cho những doanh nghiệp có chiến lược lâu dài và sẵn sàng dành đủ nguồn lực đầu tư về tài chính, con người và công nghệ.

Bảo hiểm xe cơ giới: Cuộc đua khốc liệt về chất lượng dịch vụ- Ảnh 3.

Ứng dụng công nghệ MyVNI giúp VNI rút ngắn được 50% thời gian xử lý hồ sơ bồi thường.

Chẳng hạn như tại VNI, để có được niềm tin của khách hàng và vị thế dẫn đầu thị trường như hiện nay, VNI đã phải có chiến lược đầu tư cụ thể theo từng giai đoạn. Những hoạt động nào không giúp tối ưu việc chi trả bồi thường, không hướng tới thuận tiện cho khách hàng đều được VNI nhanh chóng cải thiện hoặc loại bỏ.

Sự chuyển mình tích cực của các doanh nghiệp bảo hiểm như VNI, VBI… đang khẳng định vai trò quan trọng của chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị thực sự cho khách hàng. Đây cũng chính là minh chứng cho một thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển bền vững và gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của người tiêu dùng. Trong tương lai, cuộc đua sẽ không dừng lại ở việc mở rộng thị phần mà hướng đến mục tiêu cao hơn: nâng tầm trải nghiệm khách hàng và góp phần thúc đẩy sự chuyên nghiệp hóa của ngành bảo hiểm Việt Nam.



Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.