• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Bùng nổ xe máy "đại gia" tại Trung Quốc

24/08/2016, 09:05

Nhiều hãng sản xuất xe gắn máy ở Trang Quốc vẫn đạt doanh số tăng trưởng vượt bậc, nhờ đâu?

chi
Chỉ trong 3 năm qua, Trung Quốc dần trở thành thị trường lớn thứ hai của nhà sản xuất xe phân khối lớn Ducati

Giữa tình hình mua bán xe máy “khó như lên trời” tại Trung Quốc, nhiều hãng sản xuất xe gắn máy vẫn đạt doanh số tăng trưởng vượt bậc, nhờ đâu?

Hạn chế xe máy ga, xe máy số...

Lo ngại xe máy là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng cướp giật và gây TNGT, Trung Quốc đã hạn chế đăng ký xe máy mới từ năm 1985. Nhưng kể từ năm 2011, khi xe máy được gán thêm tội danh “gây ô nhiễm môi trường” và phải áp tiêu chí về khí thải mới, quy định đăng ký xe được siết chặt hơn nữa. Đến nay, đã có 170  thành phố ở Trung Quốc hạn chế chỉ tiêu xe gắn máy, có nơi không còn cấp biển số xe máy mới.

Năm ngoái, lượng đăng ký xe máy mới đã giảm từ 13/1.000 người xuống 7,6/1.000 người. Ngoài ra, nhiều thành phố còn cấm sử dụng xe máy tại khu vực trung tâm, hạn chế trên đường cao tốc và nhiều tuyến đường chính. Các quy định trên ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới tình hình kinh doanh của các nhà sản xuất tại thị trường trị giá 308,7 tỉ nhân dân tệ (tương đương 57 tỉ USD) này. Một số hãng xe máy luôn coi Trung Quốc là thị trường chính như Yamaha Motor Co, Honda Motor Co thiệt hại nặng. Trong đó, nặng nhất là Yamaha - doanh số sụt giảm 31% trong khi Honda sụt giảm 4%.

Tờ Bloomberg dẫn báo cáo của Cơ quan Giám sát quốc tế Euromonitor International cho biết, dự kiến trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục siết chặt, kéo theo nhu cầu mua xe giảm mạnh. Các nhà sản xuất xe máy quy mô nhỏ trong khu vực nếu không thay đổi sẽ buộc phải rời khỏi cuộc chơi. Về phía các hãng lớn, đại diện Honda - ông Sanae Tanaka cho biết: “Tập đoàn này chưa có ý định chuyển sang tăng cường dòng xe sang, phân khối lớn”. Còn Yamaha chuyển sang tập trung nhiều hơn vào thị trường Ấn Độ và chỉ bán một số lượng nhỏ xe sang tại thị trường Trung Quốc - đại diện hãng, ông Kenji Otsuki cho biết.

...lại bùng nổ xe phân khối lớn

Trong khi đó, một số hãng xe máy lại thay đổi chính sách, tập trung sản xuất dòng xe phù hợp với các đối tượng trung lưu, đại gia, đặc biệt là phụ nữ tại Trung Quốc và gặt hái thành công rõ rệt. Nhiều nhà sản xuất xe phân khối lớn như Ducati Motor Holding SpA và Harley-Davidson Inc đang chú trọng sản xuất các dòng xe với kiểu dáng “ngầu” nhưng nhẹ, lướt hơn và dễ sử dụng để thu hút đối tượng đại gia, phụ nữ chưa có kinh nghiệm sử dụng xe phân khối lớn.

Với chiến lược này, hãng Ducati, được thành lập tại Italia 90 năm trước, nay thuộc về Tập đoàn Volkswagen (Đức) đạt doanh số tăng gần gấp đôi. Chỉ trong 3 năm qua, Trung Quốc dần trở thành thị trường lớn thứ hai của Ducati. Trong năm nay, Ducati tiếp tục chú trọng vào dòng xe phân khối lớn dành cho phụ nữ như Scrambler Sixty2, động cơ 399 phân khối và dòng xe Multistrada 1200 S (phân khối 1.198cc) - ông Marco Elli, người đứng đầu Ducati chi nhánh Trung Quốc cho biết.

Ducati đã bán gần 1.000 xe trong 5 tháng đầu năm 2016 chủ yếu thuộc về các dòng xe Monster, Diavel và Scrambler. Ông Elli dự đoán, năm nay, Trung Quốc sẽ vượt mặt Thái Lan trở thành thị trường lớn nhất của Ducati tại châu Á. Theo giá thị trường, mỗi chiếc Scrambler thuộc phân khúc phục vụ đối tượng trẻ, có giá 83.800 NDT (khoảng 281 triệu VND) còn dòng Scrambler cao cấp, thường phục vụ đối tượng trung niên, thu nhập cao có giá 489.000 NDT (tương đương 1,7 tỉ VND).

Sự thay đổi này đánh trúng tâm lý chuộng xe phân khối lớn, coi đây là phương tiện giải trí của khách hàng Trung Quốc. Cô Laura Wu, 35 tuổi, nhiều năm liền ưa thích sử dụng xe ga Vespa (dòng xe nhẹ nhàng cho nữ) để đi làm, bắt đầu thay đổi suy nghĩ: “Trước, tôi cho rằng xe phân khối lớn như đồ chơi của cánh đàn ông trung niên hoặc những bạn trẻ phong cách. Giờ tôi thấy lái mô tô phân khối lớn trở thành biểu tượng độc lập của phụ nữ”.

Hiện nay, Wu đang sở hữu bộ sưu tập 6 chiếc xe phân khối lớn, mới đây vừa tậu một chiếc Ducati 899 Panigale. Trong điều kiện cấp biển số xe khắt khe, để thỏa mãn sở thích, Wu chấp nhận trả 85.000 NDT (khoảng 285 triệu VND) để mua biển số từ các chủ khác cho 6 chiếc xe.

Nhà phân tích độc lập làm việc tại Bắc Kinh, “cây bút” của tờ Phoenix Auto - bà Zhang Zhiyong cho biết, chính sự kiềm chế đã làm bùng lên tâm lý muốn sở hữu xe gắn máy hạng sang. Trong thời buổi khó khăn mới đăng ký được xe, việc có thể sở hữu một chiếc xe gắn máy bạc tỷ cùng biển số đẹp không chỉ để đi lại mà còn mang tính chất “khoe giàu”.

 Nhà nghiên cứu xe máy thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe Trung Quốc Wang Dong đánh giá: “Dòng xe phân khối lớn lấn át xe gắn máy là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra tại Trung Quốc trong bối cảnh điều kiện sống của người dân được cải thiện, có khả năng đáp ứng nhu cầu, sở thích xa xỉ. Chính phủ Trung Quốc càng cấm, thị trường xe gắn máy nước này sẽ có sự thay đổi đáng kể”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.