Trong 2 ngày đầu, xe buýt nhanh BRT nhận được sự quan tâm và chú ý của nhiều người dân. Ảnh: Thanh Tùng |
PV Xe Giao thông đã có một buổi trải nghiệm xe buýt nhanh BRT cùng với người dân và ghi nhận tình hình trong những ngày đầu đi vào hoạt động. Điều dễ nhận thấy là người dân rất hào hứng với loại hình giao thông công cộng mới này. Từ người già cho đến trẻ nhỏ, ai ai cũng háo hức sử dụng xe buýt nhanh BRT.
Vé sử dụng cho xe buýt nhanh BRT là loại vé theo chiều. Tức là người dân sẽ lựa chọn chiều mình đi để lấy vé, sau đó lên xe theo chiều mình muốn. Tuy nhiên do vẫn đang trong chế độ "chạy miễn phí" nên việc lấy vé cũng như kiểm soát vé theo chiều vẫn chưa được làm một cách chặt chẽ khiến nhiều người khi lên xe mới biết mình "đi ngược chiều".
Theo một nhân viên phục vụ tại bến xe Kim Mã, buýt nhanh cũng sẽ có vé tháng như xe buýt thường để thuận tiện cho những người đi thường xuyên.
Số hiệu vé sẽ quy định chiều đi của hành khách, thuận tiện cho công tác kiểm soát - Ảnh: Thanh Tùng |
Đường đi vào bến BRT khá dài, nhiều người muốn nhanh nên đi tắt ngang đường để vào trạm - Ảnh: Thanh Tùng |
Hộp chữa cháy tại trạm BRT Hoàng Đạo Thúy chỉ mang tính chất "minh họa", chưa được trang bị bình chữa cháy - Ảnh: Thanh Tùng |
Tại một vài nơi như trạm dừng BRT trên đường Hoàng Đạo Thúy, đường đi bộ qua ngã tư, dẫn vào trạm quá xa nên nhiều người dân băng ngang qua đường để vào trạm nhanh hơn. Thậm chí tại một số trạm BRT, do thiếu người hướng dẫn nên xuất hiện tình trạng người dân đứng ở ngoài nhà chờ, sát với cửa ra vào xe của trạm để đón xe buýt nhanh BRT như xe buýt thường mà không biết phải vào trong nhà chờ đón xe. Điều này rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến hành lang an toàn của phương tiện cũng như tính mạng những người lần đầu tham gia sử dụng BRT theo cách này.
Cũng theo quan sát, ở một vài trạm dừng BRT, hộp đừng bình cứu hỏa mới chỉ đặt cho có chứ chưa hề có các bình chữa cháy ở bên trong.
Tại một số trạm dừng BRT xuất hiện tình trạng thiếu hướng dẫn, người dân đứng chờ xe tại cửa ra vào xe gây mất an toàn - Ảnh: Thanh Tùng |
Nên có các biển báo hướng dẫn cũng như nhân viên tại đây trực tiếp nhắc nhở người dân trong thời gian đầu - Ảnh: Thanh Tùng |
Trên tuyến đường di chuyển của BRT, có lẽ do hoạt động chính thức vào đúng kỳ nghĩ lễ nên buýt nhanh chưa thực sự gặp nhiều trở ngại trên đường đi. Đường phố thông thoáng khiến buýt nhanh di chuyển khá dễ dàng, tần suất mỗi chuyến cách nhau chỉ từ 3 – 5 phút. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều trường hợp dù đường thông, hè thoáng vẫn lựa chọn làn ưu tiên của buýt nhanh BRT làm đường đi của mình, thậm chí, dừng đỗ ngay tại làn này ở tại một số điểm giao cắt khiến chiếc xe “ưu tiên” phải né để tiếp tục đường chạy theo quy định.
Các phương tiện dừng đỗ thu hẹp đường xe chạy trên tuyến đường Giảng Võ hướng đi Cát Linh
Bất cập nhất có thể nhìn thấy rõ trên tuyến đường Giảng Võ, hướng đi Cát Linh. Tại đây, nhiều ô tô đỗ xe bên đường, cộng với làn ưu tiên dành riêng cho buýt nhanh BRT khiến làn đường dành cho các phương tiện khác trở nên rất hẹp. Thậm chí, chỉ còn đủ chỗ cho 1 làn ô tô và xe máy di chuyển. Đây cũng là lý do khiến rất nhiều phương tiện lấn làn buýt nhanh và xảy ra tắc đường trong giờ cao điểm.
Người dân hào hứng trải nghiệm buýt nhanh BRT - Ảnh: Thanh Tùng |
Tuy chỉ mới chạy chính thức được 2 ngày đầu nhưng các chuyến xe đều đã khá đông khách - Ảnh: Thanh Tùng |
Tuy vẫn còn rất nhiều bất cập, cần phải khắc phục để buýt nhanh đúng nghĩa là “buýt nhanh” thế nhưng nhiều người dân hoàn toàn ủng hộ, tin tưởng vào loại hình giao thông công cộng mới này. Theo cảm nhận của hầu hết người dân, buýt nhanh BRT là loại xe hiện đại và lịch sự, khác với xe buýt thông thường. Xe di chuyển êm ái, không bị giật cục, lái xe và phụ xe hướng dẫn rất lịch sự. Người dân hy vọng, nếu duy trì được hoạt động như hai ngày chạy thử đầu năm thì buýt nhanh sẽ là một loại hình giao thông công cộng thuận tiện, an toàn.
Một số hình ảnh lấn làn buýt nhanh BRT:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận