TopGear đưa tin, trong hơn 10 ngày qua, đội đua F1 Mercedes đã làm việc với Trường College London (UCL) để tạo ra một thiết bị hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân mắc dịch Covid-19.
Cuộc họp đầu tiên tại trung tâm kỹ thuật MechSpace của UCL đã diễn ra vào ngày 18/3. Họ làm việc suốt ngày đêm kể từ cuộc họp đó, các kỹ sư tại bộ phận Powertrains (HPP) của Mercedes-AMG cùng với các bác sĩ lâm sàng tại Bệnh viện UCLH (London, Anh) đã sản xuất thiết bị đầu tiên trong chưa đầy 100 giờ sau cuộc họp đó.
100 thiết bị đầu tiên đã được chuyển đến bệnh viện UCLH và các bệnh viện khác ở London để thử nghiệm lâm sàng.
Một bộ thiết bị trợ thở áp lực dương (máy thở không xâm lấn - CPAP) duy trì áp lực thở bằng cách đẩy hỗn hợp không khí/oxy vào miệng và mũi với tốc độ liên tục, giúp cho phổi được bơm căng. Bệnh nhân đeo mặt nạ để thở, trong khi một hộp nhỏ kiểm soát lưu lượng, cân bằng áp suất của không khí và oxy.
Các báo cáo từ nước Ý cho thấy khoảng 50% bệnh nhân được điều trị bằng máy CPAP đã không cần phải máy thở loại xâm lấn, loại máy thở cần phải dùng thuốc giảm đau và đặt ống vào cổ họng, thường để lại vết mổ ở cổ.
Mercedes-AMG và các đối tác Project Pitlane cho biết có thể sản xuất hàng tuần khoảng 1.000 bộ thiết bị trợ thở áp lực dương (máy thở không xâm lấn - CPAP) cung cấp cho các bệnh viện ở Vương quốc Anh.
Giáo sư Tim Baker thuộc Khoa Cơ khí chế tạo (Trường Đại học UCL) nhận xét: "Từ nhu cầu cấp bách, chúng tôi rất biết ơn các kỹ sư và đội đua F1 vì đã có thể rút ngắn một quá trình có thể mất nhiều năm xuống chỉ còn vài ngày. Từ việc được cung cấp bản thiết kế, chúng tôi làm việc liên tục trong nhiều ngày, tháo rời và phân tích một thiết bị tương tự để nghiên cứu. Sử dụng mô phỏng máy tính, chúng tôi đã tạo ra một phiên bản hiện đại phù hợp với sản xuất nhanh chóng hàng loạt".
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận