Xung đột quân sự là yếu tố khiến các chuyên gia phân tích thuộc công ty tư vấn JD Power và hãng dữ liệu ngành ô tô LMC Automotive đưa ra dự báo cắt giảm triển vọng doanh số bán xe mới toàn cầu năm 2022 của toàn ngành công nghiệp ô tô thế giới hụt 400.000 xe, từ 86,2 triệu chiếc xuống 85,8 triệu chiếc năm nay, theo Reuters.
Nhà máy lắp ráp của Volkswagen tại Nga
Hoa Kỳ đã công bố các hạn chế xuất khẩu đối với Nga vào ngày 24/2/2022, hạn chế quyền tiếp cận của nước này với các mặt hàng xuất khẩu toàn cầu, từ đồ điện tử tiêu dùng đến chất bán dẫn và các bộ phận linh kiện máy bay.
Điều đó có thể khiến các công ty trong ngành công nghiệp ô tô phải thay đổi kế hoạch sản xuất, tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế.
Volkswagen của Đức cho biết họ sẽ tạm dừng sản xuất trong vài ngày tại 2 nhà máy chính ở Đức, do chậm trễ trong việc đưa phụ tùng từ nơi sản xuất từ Ukraine sang Đức.
Renault của Pháp cho biết họ sẽ tạm ngừng một số hoạt động tại các nhà máy lắp ráp xe hơi của mình ở Nga vào tuần tới, do tắc nghẽn khâu hậu cần phụ tùng vận chuyển bằng đường bộ.
Nhà sản xuất ô tô Nga Avtovaz, do Renault nắm vốn chi phối, cũng cho biết họ có thể tạm ngừng một số dây chuyền lắp ráp tại nhà máy ở miền trung nước Nga trong một ngày, vào ngày 28/2, do tình trạng thiếu linh kiện điện tử. Avtovaz không đề cập đến nguyên nhân chiến sự trong tuyên bố của mình.
Nhà sản xuất lốp xe Phần Lan Nokian Tires cho biết họ đang chuyển sản xuất một số dòng sản phẩm chính từ Nga sang Phần Lan và Hoa Kỳ để chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt, có thể xảy ra sau cuộc xung đột.
Nhà sản xuất thiết bị máy nông nghiệp Deere & Co hôm 26/2 cho biết họ đã đóng cửa văn phòng ở Ukraine trong 2 tuần gần đây, như một biện pháp phòng ngừa.
Nhà cung cấp linh kiện ô tô của Nhật Bản là Sumitomo Electric Industries, công ty sử dụng khoảng 6.000 lao động ở Ukraine để sản xuất dây đai an toàn, cho biết đã tạm ngừng hoạt động các nhà máy ở đó và đang trao đổi với khách hàng về khả năng thay thế nguồn cung từ những nơi khác.
Tập đoàn Ford toàn cầu có 50% vốn trong liên doanh Ford Sollers tại Nga, hiện có 3 nhà máy lắp ráp tại Nga. Ford cho biết công ty đang “quan ngại sâu sắc" về tình hình này và sẽ làm mọi thứ để bảo toàn hoạt động sản xuất của mình.
Trong khi đó, nhà sản xuất phụ tùng xe hơi của Pháp, công ty Valeo cho biết chiến tranh tác động trực tiếp đến công ty, có thể kéo giảm sản lượng của ngành và làm tăng giá năng lượng hoặc nguyên liệu thô.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận