• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Chất lượng ô tô giữa hai kỳ đăng kiểm bị thả nổi?

08/01/2018, 10:57

Theo quy định, chủ phương tiện có trách nhiệm bảo dưỡng, duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của ô tô.

12

Một trường hợp xe đang lưu thông trên đường vành đai 3 gặp sự cố phải dừng lại sửa chữa - Ảnh: Tạ Tôn

Theo quy định, chủ phương tiện có trách nhiệm bảo dưỡng, duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của ôtô giữa hai chu kỳ kiểm định. Tuy nhiên, hiện thiếu chế tài để ràng buộc trách nhiệm chủ xe, lái xe, dẫn đến tình trạng quy định không đi vào cuộc sống...

Còn hạn kiểm định, xe vẫn hỏng dọc đường

Chiều tối 3/1, nhiều phương tiện trên đường 70 (đoạn qua làng Ngọc Trục, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải đi “rùa bò” do phải lẽo đẽo theo sau một ô tô kéo xe tải khác bị hỏng giữa đường. Anh Đỗ Như Hải, chủ gara ôtô Thế Ngọc ở quận Hà Đông cho biết, thợ sửa xe của gara vẫn thấy được gọi đi sửa xe hỏng dọc đường, nhiều khi đến nơi thấy hỏng nặng quá, phải bảo tài xế xe khác đến kéo về.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, tình trạng ôtô bị hỏng dọc đường khá phổ biến trên cả các tuyến đường thành phố, quốc lộ, cao tốc. Khi xe hỏng, lái xe thường dùng cành cây hoặc vật dụng trên xe, bật đèn sau để cảnh báo các phương tiện, nhưng cũng có trường hợp không có bất kỳ cảnh báo nào. Đến nay, tuy chưa có thống kê về TNGT liên quan đến phương tiện bị hỏng trên đường, nhưng thực tế xảy ra không ít, chủ yếu do phương tiện trên đường đâm phải xe bị hỏng.

Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN Trần Kỳ Hình cho biết, việc tác động đến ý thức chủ phương tiện thực hiện quy định bảo dưỡng mới chủ yếu bằng giải pháp tuyên truyền, vận động. Vì vậy, đây cũng là vấn đề được Cục Đăng kiểm VN lưu tâm trong thời gian tới, đồng thời đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng phương tiện giữa hai kỳ đăng kiểm.

Đơn cử, theo Công an huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, khoảng hơn 3h sáng 22/12/2017, xe khách BKS 92B-0516 chạy tuyến Sài Gòn - Quảng Nam đang lưu thông trên một tỉnh lộ đoạn qua xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã đâm vào một chiếc xe tải bị hỏng máy, đang đỗ ven đường. Hậu quả là chiếc xe khách bị lật, chủ xe khách và một hành khách trên xe tử vong.

Hay tại Thanh Hóa, khoảng 21h ngày 19/11/2017, hai người đi xe máy trên QL1 đoạn qua xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia đâm vào đuôi một chiếc xe tải đang dừng ven đường để thay lốp. Hậu quả, người điều khiển xe máy bị thương nặng, người ngồi sau xe tử vong tại chỗ. Một trường hợp khác, rạng sáng 9/4/2017, xe tải BKS 61H-4517 đang lưu thông trên QL1 hướng từ huyện Bình Chánh về ngã tư An Sương TP HCM, đoạn qua cầu vượt tỉnh lộ 10 hơn 100m đã đâm vào chiếc xe tải gắn cần cẩu BKS 51C-787.77 đang gặp sự cố, dừng sửa chữa trên đường. Hậu quả, tài xế xe tải và phụ xe cẩu bị thiệt mạng.

Ngoài những trường hợp TNGT do đâm vào phương tiện bị hỏng, thực tế cũng xảy ra một số vụ xe đang lưu thông trên đường gặp sự cố an toàn kỹ thuật, gây TNGT. Trong khi đó, theo thống kê của Cục Đăng kiểm VN, hầu hết các trường hợp phương tiện bị hỏng dọc đường liên quan đến tai nạn hoặc gặp sự cố trên đường đều trong thời gian còn hạn kiểm định.

Có quy định, nhưng thiếu chế tài

Đề cập vấn đề phương tiện còn hạn đăng kiểm nhưng vẫn bị hỏng, gặp sự cố đột ngột trên đường, lãnh đạo một số trung tâm đăng kiểm cho biết, đơn vị đăng kiểm chỉ kiểm tra, xác nhận tình trạng kỹ thuật tại thời điểm kiểm định, còn giữa hai kỳ đăng kiểm gần nhau, chủ xe có trách nhiệm bảo dưỡng để duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của xe.

Theo ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN, việc kiểm định định kỳ phương tiện nhằm kiểm tra, đánh giá tổng thể tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn, nhằm đảm bảo phương tiện đủ điều kiện an toàn mới được phép tham gia giao thông. Còn giữa hai kỳ kiểm định, tùy theo tần suất hoạt động của phương tiện mà có thể phát sinh các yếu tố khách quan, chủ quan gây hỏng hóc, đòi hỏi chủ xe, lái xe phải kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo hoạt động ổn định.

“Thông tư số 53 ngày 20/10/2014 của Bộ GTVT về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định chi tiết trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến sử dụng ôtô và chu kỳ bảo dưỡng đối với từng loại ôtô”, ông Hệ nói.

Mặc dù vậy, theo đại diện Cục Đăng kiểm VN, do không có chế tài bắt buộc thực hiện nên nhiều chủ phương tiện không quan tâm, chỉ khi đi đăng kiểm mới sửa chữa. Thống kê của Cục Đăng kiểm VN cũng cho thấy, trong năm 2017, hơn 409.000 phương tiện (chiếm hơn 14,6% tổng số phương tiện) khi đăng kiểm định kỳ không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, buộc phải khắc phục, sửa chữa.

Liên quan đến giải pháp cụ thể, ông Nguyễn Đức Hợi, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 28-01S Hòa Bình cho rằng, nên bổ sung trong giấy chứng nhận đăng kiểm thông tin số km mà xe sử dụng giữa kỳ hai đăng kiểm. Trường hợp xe gặp sự cố hỏng đột ngột trên đường hoặc liên quan đến tai nạn, chủ xe nếu không xuất trình được chứng từ về việc bảo dưỡng theo quy định sẽ bị áp dụng chế tài trách nhiệm.

TS. Vũ Ngọc Khiêm, Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ GTVT chia sẻ, thực tế phổ biến là các chủ xe thường chỉ “đụng” đến sửa chữa xe khi chuẩn bị đi đăng kiểm, trong khi đặt vấn đề ngành Đăng kiểm giám sát việc bảo dưỡng, sửa chữa xe là rất khó. Việc chế tài thông qua cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng cũng không khả thi, bởi phát sinh nhiều vấn đề khác.

“Kinh nghiệm một số nước là lập trạm kiểm định lưu động để kiểm tra ngẫu nhiên, xác suất phương tiện có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng kỹ thuật. Tuy vậy, để làm được cần có đầy đủ hành lang pháp lý, cũng như tạo được sự đồng thuận, nhận thức chung của xã hội về vấn đề này”, TS. Khiêm nói và cho rằng, trong điều kiện hiện nay, ngành Đăng kiểm nên tăng cường tuyên truyền, đồng thời bổ sung phần ghi số km hoạt động của xe sau mỗi kỳ đăng kiểm, để phục vụ nghiên cứu, đề xuất giải pháp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.