• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Ảnh

Chiêm ngưỡng siêu xe Ferrari F40 LM Barchetta độc nhất vô nhị trên thế giới

08/05/2020, 10:00

Vào những năm 80, Ferrari F40 là một chiếc xe buộc phải có của bất cứ nhà sưu tập nào. Động cơ của xe có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 322 km/h.

Chiếc Ferrari F40 LM Barchetta được thay đổi rất nhiều so với hình dạng ban đầu khiến nó trở nên vô cùng độc đáo

Khi đó, F40 đã là một trong những chiếc siêu xe đỉnh, sử dụng động cơ V8 tăng ấp kép tối tân, tạo ra công suất 471 mã lực và có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 322 km/h.

F40 cũng là chiếc siêu xe cuối cùng mà Enzo Ferrari tận mắt chứng kiến sự ra đời của nó.

Chiếc xe đua F40 LM của Ferrari có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 322 km/h

Bên cạnh F40 tiêu chuẩn, Ferrari cùng nhà chuyên sản xuất xe đua là Michelotto đã tạo ra chiếc F40 LM. Trên biến thể LM, Ferrari đã nâng cấp F40 với khung gầm sợi carbon và hệ thống treo mới. Động cơ V8 tăng áp kép, dung tích 2,9 lít vẫn được sử dụng nhưng được tinh chỉnh lại cho ra công suất cao hơn và giới hạn ở 720 mã lực. Với sức mạnh này, chiếc F40 bản đua có thể tăng tốc lên 100 km/h trong 3,1 giây và tốc độ tối đa lên đến 368 km/h.

Chiếc F40 đã chứng tỏ được sự thành công trong sự nghiệp đua xe của nó

Vào thời điểm đó, có một chiếc F40 LM đã biến mất trong một khoảng thời gian và sau đó xuất hiện trở lại với diện mạo độc đáo, đó là chiếc F40 LM Barchetta không mui độc nhất. Chiếc F40 này mang số seri 79890, được bán vào năm 1989 cho Jean Sage tại Pháp. Trong cùng năm đó, tay đua Công thức 1 lừng danh thời đó là Jean Alesi đã cầm lái chiếc xe và giành vị trí thứ 3 tại chặng đua IMSA GT tại trường đua Laguna Seca (Mỹ).

Năm 1990, Jean Pierre Jabouille cầm lái nó tại Road America, cán đích thứ 2. Chiếc xe này đã chứng tỏ được sự thành công trong sự nghiệp đua xe của nó và sau đó được mua lại bởi tỷ phú người Bỉ đồng thời là một tay đua – Jean Blaton, người đã tham gia vào các giải đua với bí danh Jean Beurlys.

Là một tay đua, Jean không muốn chiếc Ferrari F40 của mình “đụng hàng” với bất cứ chiếc F40 nào trên thế giới. Lúc đó, ông đã liên hệ với Tony Gillet để bắt đầu dự án của mình. Ý tưởng đầu tiên của Jean là cắt nóc chiếc Ferrari này và dĩ nhiên, nhiều người đam mê Ferrari sẽ đồng ý rằng việc thay đổi ngoại hình của một chiếc Ferrari là một sự báng bổ.

Tay đua Jean đã có ý định cắt bỏ phần nóc để không đụng hàng với bất kì chiếc F40 nào trên thế giới

Dự án đã được bắt đầu bằng cách tái cấu trúc hệ thống treo tay đòn kép bằng lò xo đẩy và hệ thông treo độc lập 4 bánh. Sau đó, chiếc xe đã được đưa đến xưởng của Gillet, nơi nó đã nhận được một số thay đổi lớn dưới sự giám sát của người phụ trách dự án F40 LM, Michelotto. Họ đã có nhiều ý tưởng về cách dỡ bỏ mui xe. Khi quyết định cuối cùng được đưa ra, họ đã cắt bỏ phần nóc và sử dụng đất sét lên trên phần thân xe để hoàn thiện thiết kế trước khi đi vào làm việc bằng những vật liệu chính.

Kính chắn gió được lược bỏ và thay thế bằng một tấm nhựa tổng hợp lexan

Ngoài việc cắt bỏ mui xe, chiếc Ferrari F40 LM này còn được thay đổi lại một chút thiết kế. Phần ống xả có đầu ra ngay trước bánh sau thay vì ở đuôi xe, cùng với đó là một số nâng cấp ở đuôi xe phía sau. Việc loại bỏ mui chắc hẳn sẽ làm giảm độ cứng khung gầm, vì thế, đội ngũ kỹ sư tham gia dự án đã phải đặt thêm một bộ khung thép ống xung quanh khoang lái và đỡ đầu phía sau phòng trường hợp xấu xảy ra khi chiếc xe đang hoạt động. Kính chắn gió được lược bỏ và thay thế bằng một tấm nhựa tổng hợp lexan, vật liệu từng được Ferrari dùng làm nắp che khoang động cơ trên F40. Nội thất của xe được giữ nguyên như những chiếc F40 LM khác.

Michelotto đã chớp lấy cơ hội và gỡ bỏ thiết bị giới hạn công suất của xe

Trong lúc thực hiện dự án này, Michelotto đã chớp lấy cơ hội và gỡ bỏ thiết bị giới hạn công suất của xe. Kết quả, chiếc F40 LM Barchetta sở hữu công suất tối đa lên đến 760 mã lực, cao hơn 40 mã lực so với xe nguyên bản và chiếc xe không mui này vẫn có thể đạt tốc độ hơn 360 km/h.

Nó được gọi với cái tên là F40 LM Barchetta, số khác gọi nó là F40 Beurlys, theo tên người đã khởi xướng và chi tiền cho dự án này

Sau khi hoàn thành, chiếc xe không hề nhận được một cái tên chính thức từ chủ nhân của nó. Nhiều người gọi nó là F40 LM Barchetta, số khác gọi nó là F40 Beurlys, theo tên người đã khởi xướng và chi tiền cho dự án này. Chiếc xe từ đó cũng không còn đạt được các tiêu chuẩn để tham gia vào các giải đua nhưng nó vẫn thường xuyên có mặt tại các sự kiện trình diễn cũng như những ngày đua dành cho những người yêu Ferrari.

Sau một thời gian mất tích, chiếc xe có màn trở lại trong thời gian gần đây tại một sự kiện chính thức của Ferrari

Vào ngày 13/2/2005, chiếc F40 Beurlys đã cùng 41 chiếc xe khác trong bộ sưu tập của Jean Blaton lên sàn đấu giá tại Pháp. Nhiều kỳ vọng được đổ dồn vào siêu phẩm này nhưng giá bán dự kiến lại chỉ ở mức 190.000 USD đến khoảng 250.000 USD. Kết thúc ngày hôm đó, kết quả của phiên đấu giá không khiến nhiều người vui vẻ với việc chiếc F40 này không tìm được chủ nhân mới và giấy tờ chiếc xe trở vào quên lãng. Sau đó, chiếc xe có màn trở lại trong thời gian gần đây tại một sự kiện chính thức của Ferrari.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.