Cánh gió là thiết bị quan trọng có tác dụng làm tăng khả năng ma sát của xe |
Lắp thêm cánh gió là một trong những lựa chọn đầu tiên của người chơi xe khi độ. Cánh gió không chỉ đóng vai trò giảm lực cản không khí, tăng lực ép xuống (downforce) nâng cao tính khí động học trên ô tô mà còn làm tăng tính khỏe khoắn, thời trang ở ngoại hình xe.
Mặc dù chỉ là một chi tiết nhỏ trên tổng thể xe, nhưng cánh gió có có vai trò quan trọng làm tăng lực ép của xe xuống lòng đường, làm tăng độ ma sát giữa lốp và mặt đường từ đó giúp chiếc xe tăng tốc dễ dàng hơn,an toàn hơn khi vào cua đồng thời tăng hiệu quả phanh, tăng tính an toàn cho người ngồi trên xe. Đặc biệt khi vào cua với tốc độ quá nhanh hay đường trơn, nếu lực nén không đủ, xe sẽ dễ bị văng đầu hoặc đuôi xe. Nếu chiếc xe di chuyển càng nhanh thì lực cản không khí càng lớn, cánh gió cũng có vai trò làm giảm sự tác động này.
Thiết kế cánh gió trước trên BMW M3 E92 |
Cánh gió thường được đặt ở vị trí trước, sau và hai bên thân xe. Đối với những mẫu xe hơi thông thường, hầu hết xe đều được trang bị, nó thường được và đóng vai trò, chia nhỏ, ổn định hướng dòng khí chảy qua thân xe đến các phần còn lại. Tuy nhiên, ta rất khó nhận ra bởi hầu hết đều được các hãng xe thiết kế tạo khối với cản trước xe.
Cánh gió bên trên xe BMW 5 Series (F10) |
Sau khi đi qua cánh gió trước, luồng không khí sẽ tiếp tục được điều chỉnh ở hai bên sười xe bởi cánh gió bên, bộ phận này thường được lắp chạy dài theo cạnh gầm xe để giảm lực cản không khí. Cuối cùng, không khí sẽ đi đến phần đuôi xe, lúc này vai trò của cánh gió sau được thể hiện rõ nhất. Cánh gió sau thường có thiết kế giống như cánh máy bay đặt ngược lại để chống lại lực nâng đuôi xe, giúp xe chạy bám đường. Tuy nhiên, Cánh gió cũng có trọng lượng không hề nhỏ, hơn thế nữa nó còn làm tăng lực ma sát, giúp xe bám đường hơn nên sẽ làm chiếc xe tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn khi vận hành.
Cánh gió sau trên mẫu Audi TT có thể điều chỉnh bằng nút bấm trong khoang cabin hoặc sẽ tự động nâng lên khi xe di chuyển với vận tốc 120 km/h |
Thực tế cánh gió chỉ phát huy tác dụng cao nhất khi lắp trên những mẫu xe thể thao (điển hình như các mẫu xe F1). Nên nếu xe chủ yếu sử dụng trong thành phố thì cánh gió xe chỉ đóng vai trò giống như đồ trang trí của xe. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi gắn thêm cánh gió cho chiếc “xế yêu” của mình.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận