• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Đảm bảo “sức khỏe” cho hệ thống phanh

27/09/2015, 09:47

Hệ thống phanh có thể gặp trục trặc do nhiều yếu tố như thói quen lái, điều kiện đường sá, chất lượng xe.

phanh
Người dùng hãy biết lắng nghe, quan sát và kiểm tra sớm hệ thống phanh để kịp thời phát hiện được những biểu hiện xấu. Ảnh minh họa

Ông Phạm Chí Kiên, chủ một cơ sở sửa chữa xe ô tô tại Hà Nội gợi ý người dùng hãy biết lắng nghe, quan sát và kiểm tra sớm hệ thống phanh để kịp thời phát hiện được những biểu hiện xấu, có thể trả giá bằng tài chính, thậm chí cả tính mạng.

- Xe xuất hiện tiếng rít, tiếng ken két hoặc âm thanh “click” mỗi khi đạp phanh. Nếu có tiếng két két nghe như tiếng cọ kim loại thì rất có thể má phanh đã mòn, bị đọng cát bụi hoặc nước.

- Xe có dấu hiệu bị nhao lái, tức là xe có xu hướng tự lệch sang trái, sang phải khi chạy hoặc đạp phanh. Đó có thể là do má phanh bị kẹt (má phanh bị kẹt bên nào thì xe có xu hướng lệch về bên đó).- Xe có vẻ bị giật ngay khi bạn chỉ mớm nhẹ phanh.

- Xe bị rung và dội trở lại chân phanh mỗi khi bạn nhấn phanh hết cỡ trong trường hợp khẩn cấp. Đây là dấu hiệu tiềm ẩn vấn đề tại hệ thống phanh trên các xe không có hệ thống ABS. Ngược lại trên các xe có ABS, nếu đạp hết phanh trong tình huống khẩn cấp, hệ thống chống bó cứng ABS sẽ tự động bắt - nhả liên tục và làm cho xe rung lên cho tới khi dừng hẳn.

- Bàn đạp phanh cứng hoặc hệ thống phanh hoạt động không ổn định với chân phanh. Đây là dấu hiệu khá nghiêm trọng cho thấy hệ thống phanh có nguy cơ trục trặc như rò rỉ dầu, không khí, má phanh không đều, dầu phanh bẩn...

- Đèn báo phanh sáng trên bảng điều khiển là tín hiệu dễ nhận biết nhất để bạn mang xe đi kiểm tra.

Thực tế vận hành cho thấy, hệ thống phanh có thể gặp trục trặc do nhiều yếu tố như thói quen lái, điều kiện đường sá, chất lượng xe... Tuy nhiên, dù là bạn có thói quen sử dụng xe thế nào thì cũng nên để ý tới những dấu hiệu khác lạ của hệ thống phanh để kiểm tra kịp thời đồng thời thường xuyên bảo dưỡng xe để đảm bảo sức khoẻ cho xe vì sự an toàn của chính bạn và những người xung quanh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.