Cần sử dụng phanh hợp lý và hiệu quả khi đi tham gia giao thông - Ảnh minh họa |
Phanh là có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ loại phương tiện giao thông nào. Hệ thống phanh có tác dụng giảm tốc độ và dừng xe khi cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông khi lưu thông trên đường. Do đó, việc hiểu và thực hiện phanh đúng cách sẽ giúp chiếc xe luôn vận hành an toàn.
Đạp phanh nhẹ nhàng: Cách tốt nhất để phanh là đạp chân phanh nhanh rồi nhả ra, sau đó đạp tiếp. khi tốc độ xe đã giảm, người lái có thể nhẹ nhàng thả phanh đến thời điểm cảm thấy hiệu quả phanh tốt nhất và giữ ở khoảng đó. Khi đạp phanh nhẹ nhàng giúp chúng ta bảo vệ phanh một cách tốt nhất, không có cảm giác bị giật cụ, lao đầu về phía trước.
Không được phanh cùng lúc vào cua: Việc vào cua và phanh cùng lúc sẽ làm cho xe chuyển hướng kém và không giảm được tốc độ. Lái xe nên tách biệt hai động tác này để đạt được độ bám lớn nhất giữa bánh xe và mặt đường. Ngoài ra, việc thực hiện hai động tác phanh và đánh lái có thể thực hiện trong các trường hợp sau
- Phanh kết hợp đánh lái: Đánh lái theo hướng cua đồng thời đạp phanh, trọng lượng xe sẽ dồn lên bánh trước tỳ lên mặt đường tạo cảm giác lái đằm hơn.
- Phanh gấp: Nếu cần phải dừng xe một cách đột ngột, cần phải đạp phanh gấp, thậm chí khi ta đang vào cua. Nếu xe của bạn có hệ thống chống bó cứng ABS thì có thể đạp phanh hết mức có thể, còn nếu như xe của bạn không có hệ thống ABS thì ta sẽ đạp chân phanh khoảng 70% hành trình và kết hợp đánh lái.
- Phanh thử: Đây là phương pháp thử phanh để cảm nhận độ nhạy của phanh khi đánh lái vào góc cua và đảm bảo lái xe an toàn và tốt nhất khi trọng lượng xe dồn lên bánh trước, tạo ra nhiều lực bám hơn cho các bánh xe.
Đối với những xe có trang bị hệ thống ABS: Với những xe có sử dụng hệ thống ABS khi gặp trường hợp khẩn cấp có thể đạp mạnh phanh hết mức có thể, vì hệ thống ABS sẽ giúp tài xế làm chủ được tay lái trong khi thắng gấp do bánh xe không bị khóa cứng. Bởi vì, nếu bánh xe bị khóa cứng trong lúc di chuyển, tài xế sẽ không còn điều khiển được tay lái, xe sẽ bị đẩy đi theo quán tính, khó có thể tránh khỏi tai nạn.
Nếu bàn đạp phanh của xe bạn bị kẹt và không thể dừng xe, đó là dấu hiệu bị bó phanh. Trong trường hợp này người lái hãy cố gắng chuyển tay số về vị trí trung gian với xe sử dụng số tự tự động và trả về vị trí tay số thấp hơn số hiện tại đối với xe sử dụng số sàn thông thường. Tuyệt đối không được chuyển về số dừng hoặc số lùi vì điều này không những không làm dừng xe mà còn làm giảm tuổi thọ của hộp số xe bạn.
Khi ô tô bị hỏng phanh phải làm như thế nào?
Hiện tượng mất phanh xảy ra nhiều nhất với những xe chạy đường dài, đường đồi núi, địa hình hiểm trở do sử dụng phanh quá nhiều, trong khi hệ thống phanh của hầu hết các xe đều được dẫn động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không, nên khi sử dụng nhiều dễ sinh nhiệt làm trơ má phanh, phanh không ăn, làm lộn cupen ở xilanh phanh và mỗi lần đạp phanh làm dầu phanh thất thoát ra ngoài, dẫn đến mất phanh.
Khi mất phanh, hãy bình tĩnh kéo phanh tay, sau đó là cố gắng gạt cần số trở về vị trí số 1 để xe giảm tốc xuống mức chậm nhất. không nên gạt về số không 0 (N), bởi khi xe đang xuống dốc mà bạn đạp côn để về số 0 thì xe sẽ lao đi nhanh hơn và rất khó để vào lại được số do tốc độ của máy và tốc độ vòng quay của bánh xe không còn đồng tốc.
Nếu thấy dấu hiệu phanh không hoạt động, lập tức nhả chân ga. Nếu xe có hệ thống ga tự động(cruise control) thì phải tắt nút điều khiển trên vô-lăng.
Sử dụng phanh tay: Phanh này còn được gọi là phanh đỗ xe (khi xe dừng). Nhưng vì phanh này chỉ tác dụng ở bánh sau nên chỉ được kéo từ từ để đủ lực hãm, làm đột ngột có thể khiến xe mất lái, văng đuôi do bánh sau bị khoá bánh. Cần giữ núm bấm chốt nhả phanh tay để hạ xuống khi cảm thấy xe có hiện tượng mất kiểm soát.
Có thể thấy hệ thống phanh là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tới tính mạng và tài sản của chính bạn, do đó phải thường xuyên bảo dưỡng, chăm sóc để có một hành trình an toàn trên mọi cung đường.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận