• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Đến năm 2050, Việt Nam có thể đạt 50 triệu xe điện

21/08/2024, 17:27

Theo GS. TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam đang là một thị trường tiềm năng với phương tiện giao thông điện, tuy nhiên vẫn cần có thêm những chính sách hỗ trợ, khuyến khích.

Ngành GTVT cần phát triển phương tiện giao thông điện

Tại phiên chiều của Tọa đàm "Phát triển giao thông xanh: Thách thức và giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư", do Bộ GTVT tổ chức, GS. TS Lê Anh Tuấn cho biết, GTVT là lĩnh vực phụ thuộc nhiều nhất vào nhiên liệu hóa thạch bởi theo số liệu năm 2021, gần 95% nhu cầu năng lượng trong GTVT đến từ loại nhiên liệu này. 

Điều này dẫn đến ngành GTVT là một trong số những nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu, chiếm tới gần 24% tổng lượng khí nhà kính.

Tại Việt Nam, số liệu năm 2020 cho thấy ngành GTVT chiếm gần 18% tổng lượng khí nhà kính (45,5 triệu tấn CO2) và dự báo năm 2030 là 89,1 triệu tấn CO2. Đường bộ chiếm tỉ trọng phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm tới hơn 80%. Điều này dẫn tới cần kiểm soát phát thải, đặc biệt đối với giao thông đường bộ.

Việt Nam tại COP26 đã cam kết đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Để đạt được điều này với ngành giao thông đường bộ, phát triển phương tiện giao thông điện đã được thúc đẩy thông qua các chiến lược, chính sách và chương trình hành động quốc gia, điển hình như Quyết định 876 của Thủ tướng Chính phủ.

Đến năm 2050, Việt Nam có thể đạt 50 triệu xe điện- Ảnh 1.

GS. TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng ĐH Bách Khoa Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm.

Việt Nam đang là một thị trường tiềm năng với phương tiện giao thông điện khi nhu cầu sở hữu xe cao, trên 40% doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng có nhu cầu và phương án chuyển đổi sang phương tiện giao thông điện. Theo thống kê hiện tỷ lệ xe điện/ trạm sạc tại Việt Nam đang là 9,44:1 cho thấy bước đầu đã đạt được những kết quả ấn tượng.

Để có được những kết quả ban đầu, Việt Nam đã có các chính sách trợ giá và lãi suất để phát triển phương điện vận tải hành khách công cộng xe buýt điện; ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ, thuế nhập khẩu linh kiện… Tuy nhiên hiện vẫn tồn tại một số rào cản nhất định. Với người tiêu dùng vẫn còn một số lo ngại như giá thành xe điện cao hay những lo lắng về pin, trạm sạc.

Còn với doanh nghiệp vận tải, chi phí đầu tư lớn, phải đầu tư hạ tầng hỗ trợ… Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu cũng có những e dè việc phát triển khi quy mô thị trường nhỏ, chi phí sản xuất xe điện lớn hay hạ tầng hiện tại chưa đáp ứng… Tất cả dẫn tới cần có thêm chính sách hỗ trợ, khuyến khích.

Kịch bản phát triển phương tiện giao thông điện

Nhóm tư vấn do GS.TS Lê Anh Tuấn đứng đầu đã xây dựng ba kịch bản phát triển phương tiện giao thông điện gồm BAU (phát triển PTGTĐ theo hướng phát thải thông thường của ngành GTVT); Kịch bản quốc gia tự thực hiện (NLTN - giảm phát thải bằng nguồn lực trong nước) và kịch bản hướng tới phát thải ròng bằng "0" (PTR0 - kịch bản có sự hỗ trợ quốc tế).

Theo từng kịch bản, dự báo quy mô đoàn phương tiện sẽ có tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khác nhau. Với xe buýt và xe khách, nếu theo kịch bản NLTN dự báo đến 2050 số lượng xe buýt và xe khách điện sẽ đạt gần 90.000 chiếc. Nhưng nếu theo kịch bản PTR0 khi có sự hỗ trợ quốc tế, dự báo tới 2050, tổng số xe loại này sẽ lên tới hơn 300.000 chiếc.

Tương tự, các loại xe như xe máy, ô tô con hay xe tải, nếu theo kịch bản PTR0, lượng xe điện cũng sẽ tăng trưởng mạnh tới 2050. Riêng xe máy điện có thể sớm đạt đỉnh số lượng vào năm 2045.

Dự báo đến 2050, số lượng trạm sạc cho ô tô, xe khách và xe tải có thể đạt hơn 1,5 triệu, tương đương tỷ lệ xe điện/ trạm sạc xấp xỉ 10. Trong khi xe buýt gần 37.000 trạm, đạt tỷ lệ xấp xỉ 3.

Tuy nhiên theo từng kịch bản, nhu cầu năng lượng điện cũng sẽ khác nhau. Với kịch bản NLTN, tổng nhu cầu tiêu thụ điện đến năm 2030 là 2,66 TWh và 2050 là 31.32 TWh. Còn nếu theo PTR0, con số lên tới 14,88 TWh năm 2030 và 90,57 TWh vào 2050. Dù vậy nếu theo kịch bản PTR0, phát thải khí nhà kính từ đường bộ có xu hướng giảm gần 5,9%/ năm từ 2025 - 2050.

Đến năm 2050, Việt Nam có thể đạt 50 triệu xe điện- Ảnh 2.

Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng với các phương tiện giao thông điện. Ảnh: Vinbus.

Còn các kịch bản khác phát thải khí nhà kính không giảm. Để đạt được kết quả theo kịch bản tốt nhất là PTR0, tất nhiên chi phí đầu tư vào phương tiện và hạ tầng hầu hết ở các loại phương tiện sẽ đều cao hơn nhiều so với kịch bản BAU.

Từ đó, GS.TS Lê Anh Tuấn đề xuất chương trình chuyển đổi PTGTĐ cấp quốc gia với 3 giai đoạn gồm khởi động (2024 - 2030), tăng trưởng nhanh (2030 – 2040) và giai đoạn tăng trưởng ổn định (2040 - 2050) với các giải pháp chủ đạo riêng để đạt được các mục tiêu cụ thể gồm: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển PTGTĐ; tuyên tuyền, nâng cao nhận thức; phát triển kết cấu hạ tầng GTVT và hạ tầng lưới điện đáp ứng lộ trình chuyển đổi; kiểm soát sử dụng phương tiện giao thông cơ giới; nâng cao năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ.

Nhìn chung nếu theo kịch bản PTR0, Việt Nam có thể đạt khoảng 50,1 triệu xe điện nói chung vào năm 2050. 

Để làm được, GS.TS Lê Anh Tuấn khuyến nghị các chính sách: Tăng cường phối kết hợp giữa các bộ/ngành; Rà soát, sửa đổi, xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ chuyển đổi phương tiện, đầu tư phát triển hạ tầng, sản xuất nội địa; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, hướng dẫn kỹ thuật cho hạ tầng và phương tiện phục vụ chuyển đổi; Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới; Đào tạo nguồn nhân lực; Tổ chức truyền thông đến người dân và doanh nghiệp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.