• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Doanh nghiệp ô tô nội được hoàn hơn 12 nghìn tỷ đồng tiền thuế

03/11/2020, 14:59

Số thuế được ưu đãi cho việc nhập khẩu linh kiện phục vụ việc sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam tính đến hết tháng 6/2020 là 12.411 tỷ đồng.

Các diễn giả tại tọa đàm “Chính sách thuế và vai trò Hải quan thúc đẩy công nghiệp ô tô Việt Nam”. Ảnh: Lam Anh

Tại buổi tọa đàm về chủ đề “Chính sách thuế và vai trò Hải quan thúc đẩy công nghiệp ô tô Việt Nam” diễn ra sáng nay (3/11), lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, từ đầu năm đến ngày 15/10, cả nước nhập khẩu 73.685 xe ô tô các loại với tổng kim ngạch đạt 1,6 tỷ USD và trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô đạt 2,86 tỷ USD.

Thực tế triển khai, có 13 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình ưu đãi thuế với số tiền hoàn thuế (giai đoạn từ 11/2017 đến 31/12/2019) là khoảng 9.557 tỷ đồng. Số thuế được hoàn của kỳ xét ưu đãi thuế gần nhất (1/1 - 30/6/2020) là 2.854 tỷ đồng.

Như vậy, số thuế được ưu đãi dành cho việc nhập khẩu linh kiện đối với các nhà sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam tính đến hết tháng 6/2020 là 12.411 tỷ đồng.

Các cục hải quan địa phương nơi phát sinh hoàn thuế ưu đãi là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam Ninh, Quảng Nam, là các địa bàn có đặt nhà máy của các nhà sản xuất lớn như Thaco, VinFast, TC Motor...

Hiện ngành Hải quan đang tích cực triển khai thực hiện các chính sách đã được ban hành nhằm đồng hành cùng ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ô tô ngày càng phát triển theo đúng mục tiêu đề ra.

Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển công nghiệp phụ trợ, nếu không tận dụng tốt cơ hội này thì CNHT ô tô Việt Nam sẽ tiếp tục đi sau các nước trong khu vực và chỉ dừng lại ở lắp ráp hoặc sản xuất quy mô nhỏ lẻ.

Qua đánh giá thực tế thì các doanh nghiệp CNHT hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô và năng lực của doanh nghiệp còn nhỏ và yếu.

Trong khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện thì chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.

Thông qua cuộc tọa đàm, khoảng hơn 100 doanh nghiệp sản xuất phụ trợ cho công nghiệp ô tô được giải thích rõ về hai quy định quan trọng nhất trong việc nhận hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ cho ngành này, là Nghị định 125/2017, Nghị định số 57/2020.

Đồng thời các cơ quan quản lý như Tổng Cục thuế, Tổng cục Hải quan tiếp tục lắng nghe, ghi nhận phản ánh từ doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô về những khó khăn vướng mắc; kiến nghị cơ quan chức năng cần tiếp tục tháo gỡ, thúc đẩy ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước phát triển.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.