• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Doanh nghiệp ô tô Việt gặp khó vì đứt chuỗi cung ứng linh kiện

13/03/2020, 10:00

Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước dự kiến chịu tác động bởi dịch Covid-19 rõ rệt nhất vào khoảng giữa tháng 3 hoặc cuối quý I/2020.

Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19

Theo báo cáo đánh giá tác động của Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước dự kiến chịu tác động bởi dịch Covid-19 rõ rệt nhất vào khoảng giữa tháng 3 hoặc cuối quý I/2020.

Nguy cơ đứt nguồn cung ứng linh kiện

Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô thương mại (gồm ô tô tải và ô tô bus) trong nước hiện nay chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, trong đó có đến hơn 70% số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tải Việt Nam dựa vào nguồn linh kiện chính từ quốc gia này.

Ngành sản xuất, lắp ráp xe du lịch (xe con) cũng bị ảnh hưởng bởi một số dòng xe nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ (như các dòng xe Hyundai của Tập đoàn Thành Công, Kia của Thaco), Nhật Bản và Đông Nam Á (như các dòng xe của các thương hiệu Toyota, Honda, Ford…). Các quốc gia này hoặc đang là nơi có dịch bùng phát (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - một số nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện ô tô tạm đóng cửa hoặc có nguy cơ tạm đóng cửa), hoặc đều phải phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu từ Trung Quốc để sản xuất linh phụ kiện (Ấn Độ, Đông Nam Á).

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất xe tải (như Công ty cổ phần TMT) có sử dụng các chuyên gia từ Trung Quốc để phục vụ công tác thử nghiệm sản phẩm hoặc hỗ trợ vận hành dây chuyền sản xuất (không sử dụng lao động phổ thông từ Trung Quốc). Các chuyên gia này hiện vẫn chưa trở lại Việt Nam làm việc.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô như: Toyota, Honda, Daewoo (sản xuất xe bus) hiện vẫn đang tiến hành các hoạt động sản xuất ở Vĩnh Phúc - địa phương được báo cáo là có trường hợp nhiễm bệnh và đang tiến hành nhiều biện pháp cách ly, phòng dịch. Đến cuối tháng 2/2020, theo thông tin từ các doanh nghiệp, nhà máy và người lao động vẫn đang vận hành làm việc bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch lan rộng hơn tại địa phương thì có thể ảnh hưởng tới việc tổ chức hoạt động sản xuất.

Điểm sáng duy nhất được Cục Công nghiệp nhận định là dự án sản xuất, lắp ráp ô tô VinFast tại Hải Phòng có thể sẽ gia tăng sản lượng trong năm nay (trong trường hợp thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt hơn năm 2019) do VinFast hầu như không nhập khẩu linh phụ kiện trực tiếp từ Trung Quốc. Trong trường hợp VinFast gia tăng sản lượng, dự kiến sẽ bù lại một phần sản lượng bị giảm của toàn ngành (đối với ô tô đến 9 chỗ ngồi).

Nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng

Hiện nay, hàng trăm nhà sản xuất quy mô toàn cầu có liên kết mật thiết với chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạm ngưng sản xuất tại Trung Quốc, trong đó có Honda Motor, Nissan Motor… Một số công ty có cơ sở sản xuất ngoài Trung Quốc nhưng phụ thuộc đầu vào từ quốc gia này cũng phải giảm công suất, thậm chí đã tạm dừng hoặc đang xem xét khả năng tạm dừng sản xuất như: Hyundai tại Hàn Quốc, Kia Motor, Tesla…


Theo thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước, dự kiến đến giữa tháng 3 hoặc cuối quý I/2020, tác động của tình hình dịch bệnh đến sản xuất trong nước sẽ rõ rệt, theo hướng sản lượng sản xuất trong nước sẽ bắt đầu giảm, hoạt động của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng mạnh nếu Chính phủ không có các biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, giám đốc một nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô lớn tại Việt Nam cho hay: “Ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động sản xuất ô tô tại nhà máy chúng tôi tương đối lớn, việc sản xuất vẫn diễn ra nhưng ở mức độ cầm chừng. Nguyên nhân do thiếu hụt nguồn linh kiện phụ tùng từ các nhà máy ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Thứ hai là toàn bộ việc đi lại xuất nhập cảnh của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và kỹ thuật viên từ quốc gia có dịch bị cấm, việc họp hành hiện giờ đều phải thực hiện trực tuyến. Tác động của Covid-19 khiến sản lượng lắp ráp giảm khoảng 25%. Dự kiến những tháng tới sản lượng có thể giảm thêm”.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Hữu Thu, Giám đốc quản lý kinh doanh mảng đại lý Công ty TNHH Xe buýt Deawoo Việt Nam cho hay, việc sản xuất của hãng cũng bị ảnh hưởng bởi có nguồn nhập linh kiện, phụ tùng từ Trung Quốc và Hàn Quốc. “Việc bán hàng bị chậm lại do các doanh nghiệp vận tải không quan tâm đến việc đầu tư xe mới. Một số linh kiện nhập về cũng mất thời gian hơn do khâu thông quan bị kiểm soát chặt. Chuyên gia sang hỗ trợ sản xuất khi nhập cảnh vào cũng khó khăn hơn. Tuy vậy, do có lượng linh kiện lượng dự trữ nhất định, thêm vào đó giai đoạn này nhà máy cũng có kế hoạch sản xuất chậm lại vì lượng bán ra kém nên việc sản xuất vẫn có thể điều tiết được. Còn nếu dịch kéo dài thì chưa biết thế nào”.

Trưởng phòng Kỹ thuật một doanh nghiệp chuyên lắp ráp các dòng xe tải và xe thương mại tại Bắc Giang cho hay: “Tác động của Covid-19 với công ty trước hết là nguồn cung khó khăn từ phía Trung Quốc. Hiện nay vẫn còn một số đơn hàng mua linh kiện mà nhà cung cấp chưa thể đáp ứng. Việc liên lạc với đối tác cũng chỉ qua email do cán bộ cả 2 bên đều không nhập cảnh qua biên giới được, các sản phẩm lắp ráp CKD rất khó khăn, khiến doanh số xe thương mại của công ty giảm 40% so với năm trước”.

Đối với các doanh nghiệp FDI, tình hình có vẻ khả quan hơn. Đại diện Ford Việt Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại, tạm thời Ford Việt Nam chưa chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới việc sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước dù cũng có nhập linh kiện từ quốc gia đang có dịch. Còn về lâu dài, hãng chưa thể đánh giá, cần phải theo dõi tiếp diễn biến của dịch bệnh.

Trao đổi với PV, đại diện Toyota Việt Nam (TMV) cũng cho hay, dịch Covid-19 không ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng linh phụ kiện của TMV. Hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của công ty vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, TMV vẫn đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch để chủ động lên phương án đảm bảo an toàn cho nhân viên và duy trì hoạt động sản xuất bình thường…

Trước tình hình dịch bệnh, Cục Công nghiệp cho hay, các hiệp hội, doanh nghiệp ngành sản xuất, lắp ráp ô tô kiến nghị Chính phủ cần trực tiếp đàm phán với chính quyền các tỉnh, địa phương của Trung Quốc cũng như cấp Trung ương Trung Quốc trong việc xem xét áp dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát biên giới để đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu, linh phụ kiện đầu vào sản xuất cho các DN trong nước. Bên cạnh đó, sớm ban hành và đề xuất ban hành các chính sách mới về thuế nhập khẩu CKD phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cũng như chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước nhằm duy trì ngành công nghiệp ô tô trong dài hạn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.