Phương tiện giao thông tác động mạnh đến ô nhiễm môi trường
Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ 3 nguồn: Hoạt động giao thông, công nghiệp và xây dựng. Trong đó, ô nhiễm từ giao thông lớn nhất bởi cả nước hiện có khoảng 60 triệu mô tô, xe máy đang thải khí gây ô nhiễm môi trường.
Toyoto Corolla Cross là ô tô tiết kiệm nhiên liệu nhất trên thị trường Việt Nam
Riêng tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, toàn thành phố hiện có xấp xỉ 6 triệu xe máy (trong đó có trên 2,5 triệu xe máy cũ đăng ký trước năm 2000), chưa tính nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn.
Còn tại TP. Hồ Chí Minh, số lượng phương tiện không đạt tiêu chuẩn khí thải chiếm tỷ lệ lớn trong gần 8 triệu xe máy; trong đó, lượng xe máy đã sử dụng hơn 10 năm chiếm tỷ lệ 67,89%.
Đây được coi là một trong những tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Khí thải từ hoạt động giao thông bao gồm một số chất gây ô nhiễm không khí chính như Oxit nitơ (NOx); Oxit lưu huỳnh (SOx); Cacbon monoxit (CO)…
Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT TP Hà Nội) cho biết, các nghiên cứu gần đây cho thấy, phát thải CO2 của các động cơ sử dụng nhiên liệu dầu mỏ không chỉ dẫn đến sự gia tăng hiệu ứng khí nhà kính mà còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Trong số này, tỷ lệ lượng phát thải CO2 của các phương tiện giao thông đường bộ chiếm tới 17% lượng phát thải.
Qua nghiên cứu năm 2020 của TP.Hà Nội, trung bình hàng năm, Hà Nội có 3.000 ca nhập viện liên quan đến hô hấp do sự gia tăng của bụi mịn PM2.5.
Những số liệu mang tính chất khoa học này là minh chứng rõ nhất cho tình trạng ô nhiễm hiện nay, đặt ra vấn đề rất cấp bách, đòi hỏi phải có biện pháp cấp thiết để kiểm soát nguồn gây ô nhiễm từ giao thông.
Sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu giúp giảm ô nhiễm môi trường
Xe tiết kiệm nhiên liệu giúp giảm ô nhiễm môi trường
Ông Đỗ Hữu Đức, nguyên Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, chất phát thải gây ô nhiễm môi trường từ xe cơ giới về thực chất là sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Theo số liệu thống kê thì 1 lít nhiên liệu sử dụng cho động cơ khi cháy sẽ thải ra môi trường một lượng CO2 như sau: nhiên liệu Diesel khoảng 2,65 kg CO2; xăng là 2,33 kg CO2 và khí tự nhiên khoảng 2,75 kg CO2.
Vì vậy, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu không chỉ giảm được chi phí sử dụng xe mà còn giảm được đáng kể lượng chất phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Đồng quan điểm, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng khẳng định việc sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu sẽ dẫn đến ít khí thải xả ra môi trường hơn, qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
“Bên cạnh việc sử dụng xe có mức tiêu hao nhiên liệu thấp, chủ xe cũng cần chủ động bảo dưỡng xe thường xuyên, định kỳ và chạy xe đúng cách để tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải ra môi trường”, ông Đồng nói thêm.
Ông Phạm Tiến Toàn, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục môi trường cho biết, hoạt động của phương tiện giao thông cơ giới (trong đó có phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) đều có tác động đến môi trường, đặc biệt là tại các khu vực hay xảy ra ùn tắc giao thông.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không chỉ gây ra ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan (xả khói màu đen), cảm quan (sự khó chịu khi người điều khiển thường xuyên bấm còi xe máy).
Theo ông Toàn, hiểu một cách đơn giản thì xe tiết kiệm nhiên liệu sẽ tiêu thụ ít nhiên liệu hơn. Do vậy mà lượng khí thải phát thải ra môi trường sẽ ít hơn.
“Khi nhà sản xuất thiết kế dòng xe tiết kiệm nhiên liệu họ không chỉ tập trung về công nghệ sản xuất động cơ mà còn quan tâm, đảm bảo đến nhiều vấn đề khác như thiết kế xe, an toàn. Do vậy, chi phí ban đầu của dòng xe tiết kiệm nhiên liệu có thể cao hơn một chút so với các dòng xe khác. Tuy nhiên, xét về bài toán kinh tế và môi trường, tôi cho rằng dòng xe tiết kiệm nhiên liệu đã đang và sẽ là lựa chọn phù hợp ở nước ta trong trong thời gian tới”, ông Toàn nhấn mạnh.
Theo số liệu thống kê của hãng xe Toyota, xe hybrid có thể tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải CO2 từ 1,5 đến 2 lần so với các xe thông thường.
Tính đến hết năm 2020, tổng doanh số xe điện toàn cầu của Toyota đạt 16 triệu chiếc kể từ khi ra mắt mẫu xe hybrid đầu tiên trên thế giới là Prius vào năm 1997. Mức tiết kiệm nhiên liệu toàn cầu đã đạt 52.000 triệu lít và lượng khí thải CO2 giảm hơn 139 triệu tấn so với các loại động cơ đốt trong.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận