• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bồi thường bảo hiểm

Gara, xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ

13/09/2023, 07:57

Theo quy định tại Nghị định 67/2023, gara giữ xe chứa 10 ô tô trở lên, xưởng dịch vụ và đại lý có diện tích trên 500m2 thuộc diện bắt buộc phải có bảo hiểm cháy nổ.

Vì sao gara ô tô, xưởng dịch vụ chưa mặn mà với bảo hiểm cháy nổ bắt buộc? - Ảnh 1.

Điểm sạc độc lập cho xe máy điện chưa được đề cập trong Nghị định 67/2023.

Công trình hạ tầng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Nghị định 67/2023 có hiệu lực từ ngày 6/9 quy định 18 nhóm công trình hạ tầng bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm: Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị; Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

Trong các nhóm đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc, có 2 nhóm thuộc loại hạ tầng giao thông và cơ sở sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng phương tiện giao thông đường bộ.

Nghị định mới xác định hạ tầng đường bộ (gồm trạm dừng nghỉ; trạm đăng kiểm; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích 500m2 trở lên; gara giữ xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên) phải có bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Đối với cơ sở sản xuất phương tiện giao thông và linh kiện phụ tùng, nhóm nhà máy gồm nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe đạp, xe máy và phụ tùng các loại; nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, xe điện...; nhà máy sản xuất pin và nhà máy sản xuất dầu nhờn, mỡ bôi trơn cũng trong diện bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ.

Theo luật sư Đỗ Hồng Sơn (VP luật sư Tinh Hoa Việt, Đoàn luật sư TP Hà Nội), nghị định mới nêu hai con số đáng lưu ý, định lượng tối thiểu về quy mô diện tích, đó là gara giữ xe sức chứa trên 10 xe và xưởng sửa xe có diện tích 500m2 trở lên, phải mua bảo hiểm cháy nổ. 

Theo ông Sơn, thực tế thời gian qua có nhiều vụ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí thiệt hại về người, phần lớn xảy ra từ các tiệm sửa xe, gara nhỏ lẻ diện tích dưới 500m2. 

Các địa điểm này thường nằm xen kẽ trong khu dân cư đông đúc ở các đô thị lớn, khi hỏa hoạn xảy ra, lực lượng chữa cháy rất vất vả tiếp cận hiện trường.

"Mặt khác, hệ thống trạm sạc độc lập cho xe điện cũng chưa được đề cập trong nghị định mới. Trong tương lai hệ thống này sẽ phát triển mạnh, cần xem xét tính đến trạm sạc độc lập nằm bên ngoài khuôn viên các tòa nhà, nhất là các điểm sạc pin cho xe máy điện cũng nên xem là đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc", luật sư Sơn phân tích.

Vì sao gara ô tô, xưởng dịch vụ chưa mặn mà với bảo hiểm cháy nổ bắt buộc? - Ảnh 2.

Vụ cháy xưởng dịch vụ ở Nam Từ Liêm (Hà Nội) chiều ngày 5/6, thiêu rụi phần lớn nhà xưởng và 9 chiếc ô tô đang sửa chữa.

Chưa rõ tính phí bảo hiểm xưởng dịch vụ ô tô xe máy

Theo Điều 26 Nghị định 67/2023, ngưỡng giá trị 1.000 tỷ đồng được nêu ra đối với hàng chục nhóm công trình hạ tầng thuộc diện có nguy cơ cháy nổ.

Đối với cơ sở vật chất có giá trị 1.000 tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm, trên cơ sở được bên nhận tái bảo hiểm xác nhận.

Tuy nhiên, đối với loại công trình và tài sản có giá trị dưới ngưỡng 1.000 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc  được ấn định theo hệ số, như bảng dưới đây (phụ lục II, Nghị định 67/2023):

Loại hình cơ sở sản xuất lắp ráp, trạm đăng kiểm, xưởng dịch vụ, gara sửa chữa ô tô, đại lý bán ô tô xe máy và phụ tùng
Hệ số tính phí bảo hiểm (% giá trị thị trường của tài sản)

Bến xe khách; trạm dừng nghỉ; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới

0,1%

Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy

0,15%

Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên

0,12%

Nhà máy sản xuất pin

0,2%

Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe đạp, xe máy và phụ tùng các loại

0,15%

Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, xe điện các loại

0,15%

Theo các chuyên gia bảo hiểm, căn cứ tính phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo nguyên tắc dựa vào giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm mua bảo hiểm.

Ví dụ một đại lý xe máy có giá trị 10 tỷ đồng, hệ số tính phí 0,12%, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là 12 triệu đồng/năm.

Hay một xưởng sửa chữa ô tô trị giá 5 tỷ đồng, hệ số tính phí 0,15%, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là 7,5 triệu đồng/năm.

Ông Lương Văn Nam, chủ một gara sửa xe có diện tích 750m2 tại quận Long Biên (Hà Nội) cho hay, các xưởng dịch vụ hay gara giữ xe đều muốn mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, ngừa rủi ro hỏa hoạn.

Với mức phí bảo hiểm cháy nổ khoảng 7,5 triệu đồng/năm cho nhà xưởng trị giá 5 tỷ đồng, ông Nam cho rằng không phải là cao. Tuy nhiên câu chuyện phương pháp tính phí đang làm khó các chủ xưởng, ở những điểm sau:

Thứ nhất là tại xưởng dịch vụ thường xuyên có ô tô vãng lai, khách sửa xe ngắn hạn chỉ 1-2 ngày lưu giữ tại xưởng. Xe là của khách nên rất khó định giá chính xác, không có căn cứ để mua bảo hiểm. Trong khi đó, rủi ro cháy nổ với xe của khách lại là mối lo thường trực của các chủ xưởng.

Thứ hai là với cơ sở kinh doanh xe máy hoặc ô tô, mặc dù toàn bộ dàn xe là của chủ đại lý, có biên lai chứng từ nhập xuất nhưng số lượng xe biến động liên tục do việc mua đi bán lại hàng ngày, cũng rất khó khăn để xác định giá trị tài sản khi muốn mua bảo hiểm.

Theo ông Nam, số tiền chi ra mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, cho nên không nên suy luận rằng doanh nghiệp keo kiệt, tiết kiệm khi bỏ qua loại bảo hiểm này. Tuy nhiên cách tính phí sao cho hợp lý, khoa học là điều quan trọng lúc này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.