Trong khi diễn biến dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang diễn biến khá phức tạp trên toàn cầu, Việt Nam đang là một trong số ít quốc gia sớm kiểm soát tốt dịch bệnh với 34 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, cuộc sống đang dần quay trở lại thời điểm trước dịch dù một vài ngành vẫn còn ảnh hưởng nặng nề.
Nhìn trên diện rộng, có thể thấy tâm lý người tiêu dùng đang dần ổn định. Người dân lại tiếp tục với những kế hoạch, dự định ngắn hạn cho cuộc sống, cũng như các hoạt động mua sắm tiêu dùng.
Điều này cũng thể hiện rõ trong hoạt động mua sắm ô tô đang sôi động hơn, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Sức ép phải xả hàng tại các đại lý
Từ đầu tháng 3, khi dịch bệnh Covid-19 bất ngờ bùng phát trở lại tại Việt Nam, tâm lý lo ngại dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế bao trùm cả nước, các khoản ngân sách dành cho tiêu dùng cá nhân, gia đình được chuyển vào “quỹ” dự phòng… khiến cho việc kinh doanh nói chung và ô tô nói riêng bắt đầu ảnh hưởng.
Tiếp theo đó là chỉ thị 15, 16 của Chính phủ khiến hoạt động kinh doanh ô tô gần như đóng băng, việc hàng hóa tồn lại ở hệ thống các đại lý ủy quyền khiến các chủ đầu tư chịu áp lực không nhỏ.
Do đó, ngay khi mở cửa hoạt động trở lại, các hệ thống đại lý ủy quyền, kinh doanh ô tô đã phải sử dụng tất cả các “chiêu thức” hấp dẫn khách hàng, mà cách hay và nhanh nhất là giảm giá bán.
Các điểm bán hàng cạnh tranh bằng giá khiến mức giá khách hàng trả để sở hữu xe có thể nói là thấp kỷ lục. Áp lực hàng tồn, áp lực quay vòng, dòng tiền,…khiến đại lý chấp nhận bán hòa, bán lỗ, miễn sao giảm được hàng tồn kho.
Khi đại lý chấp nhận từ bỏ lợi nhuận để duy trì an toàn cho hệ thống, khách hàng đang được mua xe với mức giá thấp nhất có thể.
Thêm nữa, dự báo nguồn cung sản xuất, lắp ráp trong nước có thể bị thiếu hụt vào quý ba và quý bốn năm nay.
Hầu hết các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước đều có một lượng tồn linh kiện nhất định, đủ 2 - 3 tháng sản xuất cung ứng cho hoạt động phân phối, bán lẻ trong hệ thống.
Như vậy nếu nguồn cung linh kiện nếu gặp vấn đề từ tháng 3, tháng 4 thì dự kiến khoảng tháng 6 tháng 7, hoạt động sản xuất tại các nhà máy chắc chắn sẽ ảnh hưởng.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng chỉ cần thiếu 1 linh kiện nhỏ trong hàng ngàn linh kiện lắp ráp thì chiếc ô tô cũng không thể “lăn bánh” trong khi đại dịch Covid-19 đã dần phá vỡ tức thời chuỗi cung ứng toàn cầu, dù có nhanh chóng chuyển dịch thay đổi các nhà cung ứng thì cũng không thể nhanh chóng trong 1 - 2 tháng được.
Khi nguồn cung bị giảm, chắc chắn các đơn bị bán lẻ sẽ phải chủ động điều tiết lại mức giá đảm bảo lợi nhuận sau thời gian xả hàng tồn.
Thời khắc vàng mua xe
Trước sự sụt giảm của thị trường ô tô trong nước tháng 4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức đồng ý và có thông báo về việc giảm 50% phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước ngày 17/5/2020.
Như vậy nếu lùi ngày nộp, người tiêu dùng có thể tiết kiệm vài chục tới cả trăm triệu đồng tùy theo giá trị từng mẫu xe và mức phí áp dụng ở địa phương.
Về cơ bản, quyết định này của Chính phủ không đồng nghĩa với việc giảm giá xe mà nó giảm tổng chi phí khi khách hàng sở hữu xe, mức 50% phí trước bạ không phải con số làm gia tăng mạnh quyết định mua xe nhưng sẽ là làn sóng chuyển dịch mua xe nhập khẩu sang xe sản xuất, lắp ráp, và thay đổi thời điểm ở hữu xe người tiêu dùng.
Chắc chắn quyết định này của Chính phủ sẽ giúp cân bằng hơn cung cầu thị trường, mang lại giá trị cho cả người mua lẫn người bán.
Thông tin này cũng sẽ mang lại tâm ý ổn định hơn cho hệ thống các đại lý ủy quyền trong việc điều chỉnh lợi nhuận, giảm bớt việc bán tháo, bán lỗ và tiếp tục theo dõi diễn biến chung toàn ngành.
Nếu khách hàng đã sẵn sàng tài chính và nhu cầu sở hữu xe thì ngay lúc này là thời điểm tốt nhất để ra quyết định mua xe lắp ráp trong nước, trước khi mức giá nhích tăng trở lại.
Khi xe đã nằm sẵn trong showroom, khách hàng chỉ còn chờ ngày ấn định giảm 50% lệ phí trước bạ để "xuống tiền", lăn bánh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận