• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Gọi cứu hộ ô tô, những lưu ý nếu không muốn xe bị hỏng thêm?

14/11/2019, 09:30

Các bác tài nên trang bị những kiến thức cơ bản dưới đây để đỡ làm mất thời gian khi gọi cứu hộ hoặc làm xe mình thêm hư hỏng nặng hơn.

Xe bị tai nạn giao thông hoặc gặp sự cố trên đường là điều không ai mong muốn. Lúc đó phải nhờ xe cứu hộ giao thông để mang xe về garage sửa chữa. Tuy nhiên, gọi xe cứu hộ như thế nào cho phù hợp với xe của mình thì chắc không phải ai cũng nắm. Các bác tài nên trang bị những kiến thức cơ bản này để đỡ làm mất thời gian hơn khi gọi cứu hộ giao thông hoặc làm xe mình thêm hư hỏng nặng hơn. Bởi nếu dịch vụ cứu hộ kéo xe sai cách có thể làm hỏng các bộ phận truyền động của xe như hộp số, khóa vi sai. Lúc này chúng ta có thể can thiệp nếu trang bị được những kiến thức sau.

Điều cơ bản nhưng quan trọng nhất khi gọi cứu hộ giao thông là các bác tài phải biết các thông số kỹ thuật về chiếc xe mình đang sử dụng. Khi gọi đến trung tâm cứu hộ giao thông cần thông báo cho nhân viên biết loại xe, kiểu dẫn động và tình trạng đang gặp phải để dịch vụ cứu hộ giao thông điều động phương tiện phù hợp. Nếu chưa rõ bất kỳ thông số nào, nên gọi cho đại lý ô tô hoặc công ty bảo hiểm để được tư vấn.

Có những loại dẫn động nào?

Việc cứu hộ ô tô theo kiểu kéo hay chở phụ thuộc vào kiểu dẫn động của xe. Có 3 kiểu dẫn động gồm: dẫn động cầu trước (Front Wheel Drive – FWD), dẫn động cầu sau (Rear Wheel Drive – RWD), dẫn động 2 cầu gồm dẫn động 4 bánh toàn thời gian (All Wheel Drive – AWD) và dẫn động 4 bánh bán thời gian (Four Wheel Drive – FWD). Những cụm từ viết tắt này thường được dán ở phía sau của nhiều mẫu ô tô. Việc nắm bắt các thông tin về kỹ thuật thường khó hơn đối với chị em phụ nữ, chị em có thể lưu thông tin của xe vào điện thoại hoặc giấy tờ gì đó để trên xe phòng khi cần. Thông thường, phần lớn xe đô thị, hatchback, sedan cỡ nhỏ đến trung, crossover cỡ nhỏ đều có kiểu dẫn động cầu trước. Các loại xe thể thao, sedan hạng sang, minivan có kiểu dẫn động cầu sau.

Cứu hộ xe dẫn động cầu trước và cầu sau

Xe dẫn động cầu trước và cầu sau có thể dùng được cả hai hình thức cứu hộ là kéo và chở. Tuy nhiên đa phần các trung tâm cứu hộ thường sử dụng hình thức kéo vì tính tiện lợi hơn.

Đối với xe dẫn động cầu trước, xe cứu hộ sẽ nâng phần bánh trước của xe, phần bánh sau tiếp đất và được kéo theo sau. Xe dẫn động cầu sau thì ngược lại. Tóm lại, xe sử dụng kiểu dẫn động cầu nào thì nâng bánh phần đó.

Cứu hộ xe dẫn động 2 cầu

Đối với xe dẫn động 2 cầu thì nên dùng phương pháp cứu hộ theo kiểu chở. Trường hợp bắt buộc phải kéo thì có thể dùng con lăn cho 2 bánh còn lại. Nếu không sử dụng con lăn khi kéo theo cách thông thường, bánh xe quay sẽ tác động ngược lại lên bộ truyền động và hộp số lúc động cơ xe không nổ, dầu bôi trơn không được cung cấp sẽ gây nóng và hao mòn các chi tiết máy.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.