• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Hai trang bị chỉ có trên ô tô điện

02/08/2024, 08:30

Các mẫu ô tô điện luôn được cập nhật những tính năng, trang bị hiện đại nhất. Trong số đó có những tính năng không bao giờ xuất hiện trên ô tô truyền thống.

Hệ thống cảnh báo phương tiện bằng âm thanh (AVAS)

Một trong những ưu điểm nổi trội của ô tô điện là chúng tạo ra ít tiếng ồn hơn xe truyền thống. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người lái mà còn giảm thiểu tiếng ồn trong không gian công cộng.

Tuy nhiên, ưu điểm này cũng là con dao hai lưỡi. Khi chiếc xe tạo ra ít tiếng ồn đồng nghĩa người tham gia giao thông sẽ khó nhận biết có phương tiện đang tới gần và điều này làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Hệ thống cảnh báo phương tiện bằng âm thanh (AVAS) được ra đời nhằm khắc phục nhược điểm này. Hệ thống AVAS được thiết kế gọn nhẹ, chiếm ít không gian trong xe và cũng có mức tiêu thụ năng lượng thấp.

Hai trang bị chỉ có trên ô tô điện- Ảnh 1.

Hệ thống cảnh báo phương tiện bằng âm thanh giúp ô tô điện an toàn hơn ở tốc độ thấp. Ảnh minh họa.

Trang bị này sẽ mô phỏng tiếng ồn của động cơ đốt trong khi chiếc xe di chuyển ở dải tốc độ thấp để cảnh báo những người tham gia giao thông khác về một phương tiện đang đến gần.

Khi phương tiện này ở tốc độ cao, tiếng ồn do lốp lăn trên đường sẽ đủ lớn và AVAS sẽ tự động ngừng hoạt động. AVAS còn được gọi là hệ thống cảnh báo người đi bộ, nó không chỉ được trang bị trên xe du lịch cá nhân mà cả xe thương mại và các phương tiện như xe bus, xe chở rác…

Kể từ tháng 7/2021, công nghệ cảnh báo này là bắt buộc đối với các xe điện mới tại châu Âu. Theo quyết định ECE R138, nếu một chiếc ô tô quá yên tĩnh đang tham gia giao thông với tốc độ dưới 20km/h, hệ thống cảnh báo âm thanh phải phát tín hiệu. Ở tốc độ trên 20km/h, hệ thống này sẽ ngừng hoạt động. 

Ở Mỹ, hệ thống AVAS sẽ dừng phát tín hiệu ở ngưỡng 19mph (30km/h).

Công nghệ sạc hai chiều

Công nghệ sạc hai chiều là tên gọi chung của các tính năng: Vehicle to load (V2L), Vehicle-to-Building (V2B) và Vehicle-to-Home (V2H). Với V2L đây là một tính năng hiện đại đang được tích hợp trên một số mẫu xe điện đời mới.

Công nghệ này cho phép người dùng sử dụng điện năng từ hệ thống pin của xe để vận hành các thiết bị điện có điện áp từ 110-240V. Hệ thống pin của xe điện có thể cung cấp năng lượng tới các phụ tải thiết yếu như đèn chiếu sáng, tủ lạnh và thiết bị nấu nướng trong khoảng thời gian dài.

Không dừng lại ở đó, trên các mẫu xe điện cỡ lớn với tính năng Vehicle-to-Building (V2B) và Vehicle-to-Home (V2H), người dùng có thể cung cấp điện cho cả căn nhà.

Hai trang bị chỉ có trên ô tô điện- Ảnh 2.

Công nghệ sạc ngược giúp ô tô điện trở thành những chiếc máy phát dự phòng. Ảnh minh họa.

Điển hình như mẫu SUV điện cỡ lớn Kia EV9 được trang bị hệ thống pin có dung lượng khả dụng 99,8 kWh, với tính năng V2H sẽ biến chiếc xe này thành máy phát điện dự phòng đủ cho căn nhà/tòa nhà dùng 5-10 ngày.

Các tính năng trên sẽ đặc biệt hữu ích trong một số tình huống khẩn cấp như mất điện do thiên tai, hoặc phục vụ những người sống ở nơi không có sẵn nguồn năng lượng.

Tại Việt Nam, một số mẫu xe điện cũng được trang bị công nghệ sạc hai chiều như chiếc Hyundai Ioniq 5, dải sản phẩm xe điện của BYD…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.