• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Hé lộ nguyên nhân Toyota Vios "nát bét" sau tai nạn ở Hà Giang

04/03/2016, 14:53

Chuyên gia ô tô nhận định, Vios biến dạng nặng có thể do khung mềm lại đụng phải phần cứng nhất của Prado.

Vios 1
Chiếc Toyota Vios bị biến dạng hoàn toàn sau vụ tai nạn ở Hà Giang tối 29/2 - Ảnh: Nguyễn Lân

Cho đến thời điểm hiện tại, kết luận điều tra vụ tai nạn giao thông thảm khốc vào tối 29/2 tại Vị Xuyên (Hà Giang) giữa một chiếc sedan Vios và chiếc thể thao đa dụng Prado, vẫn chưa được công an tỉnh Hà Giang công bố. Vì vậy, nguyên nhân thực sự dẫn đến tai nạn vẫn là điều bí ẩn.

Tuy nhiên, sau bài viết "Tại sao Vios trong vụ tai nạn ở Hà Giang bẹp dúm", không ít độc giả của Xegiaothong.vn đã thư điện tử (email) thắc mắc và đề nghị tìm câu trả lời về nguyên nhân dẫn đến tình trạng "nghiệt ngã" của chiếc Vios.  

Một số ý kiến cho rằng, Vios nhỏ hơn Prado nên khi đâm với lực va chạm mạnh sẽ khiến chiếc sedan bị thiệt hại nặng. Trong khi đó, không ít bình luận mang tính chủ quan khi cho rằng vỏ xe Vios mỏng và khung gầm yếu nên mới dẫn đến kết quả như vậy. 

Phân tích trên Xe Giao thông, ông H.M.Dũng, kỹ sư tốt nghiệp ngành thiết kế ô tô Đại học Bách Khoa Hà Nội với hơn 10 năm kinh nghiệm cho rằng, mức độ hư hỏng của các loại xe khi xảy ra va chạm phụ thuộc vào tốc độ và góc đâm. Nếu bị đâm vào góc yếu nhất thì xe dù “to xác” cũng vẫn bị biến dạng mạnh. 

Chiếc Vios gặp nạn ở Hà Giang bị biến dạng cả đầu lẫn đuôi có thể do bị quăng quật ở tình huống va chạm, còn thông thường khi đâm trực diện sẽ chỉ làm lõm khoang động cơ. Trong vụ tai nạn trên, điểm tiếp chạm nhiều khả năng là chỗ yếu nhất của Vios, nhưng lại là chỗ cứng nhất nhất của Prado.

Vị trí va chạm được gọi là vùng hấp thụ xung lực, Prado cao hơn Vios nên phần khung cũng cao hơn, bởi vậy, khi đâm trực diện Vios sẽ hoàn toàn chịu bất lợi. Chưa kể, với Prado, phần trên sàn xe là phần mềm còn dưới sàn xe là phần cứng. Nói cách khác, phần chịu lực của Prado chính là khung sắt. Prado có 2 thanh hộp chạy từ đầu xe đến cuối xe, ca-bin lại được đặt trên 2 thanh sắt hộp rất cứng nằm ngang khác, nên khi va chạm những thanh sắt đó có thể đâm thủng Vios, ông Dũng phân tích.

Với dòng sedan 3 khoang như Vios, nhà sản xuất thường chỉ làm cứng tối đa khoang người ngồi còn đầu xe (khoang động cơ) và đuôi xe (khoang hành lý) thường mềm nên dễ bị biến dạng. Khi xảy ra va chạm, phần cứng nhất của Prado đã ăn vào phía trên của Vios. Như một lẽ tất yếu, phần cứng sẽ giữ nguyên còn phần mềm sẽ bị co lại. Và như vậy, Vios bị bẹp dúm không phải là điều khó hiểu, ông Dũng kết luận.

Trong khi đó, ông L.A.Tuấn, người đứng đầu một xưởng sửa chữa ô tô lớn ở Hà Nội có nhận định khác về số phận chiếc Vios sau khi xem hình ảnh từ hiện trường vụ tai nạn.

Ông Tuấn cho rằng, sự biến dạng “khủng khiếp” của Vios có thể xuất phát từ “chủ ý” của nhà sản xuất, với việc áp dụng công nghệ chế tạo khung xe tán lực khi va. Nhưng với trường hợp chiếc xe ở Hà Giang, nhiều khả năng do khung xe được thiết kế quá mỏng, lỏng lẻo theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Dựa trên số liệu và lịch sử sửa chữa xe Vios sau tai nạn từng thực hiện tại xưởng, “ông trùm” chuyên bắt bệnh cho xe hơi nhận thấy khung xe Vios hơi yếu, vỏ mỏng và có độ chống ồn kém…Đó chính là một phần lý do mà Vios được sản xuất và lắp ráp ở Việt Nam chưa thể gia nhập vào thị trường châu Âu và Mỹ, ông Tuấn nhận định. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.