• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Hiểm họa khôn lường từ việc độ còi hơi ô tô

Vấn nạn sử dụng còi hơi trên các xe tải trọng lớn không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn là hung thủ gián tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Vấn nạn độ còi hơi trên xe tải trọng lớn

Còi ô tô được thiết kế với công năng hỗ trợ cảnh báo người đi đường và các phương tiện khác trong các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên vấn nạn lạm dụng còi ô tô ngày càng diễn ra phức tạp, khi mà nhiều tài xế sử dụng còi mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.

Đặc biệt trên các xe tải trọng lớn, xe khách, xe ben… tài xế không sử dụng còi điện thông thường mà thường lắp đặt, độ chế các loại còi hơi công suất lớn với cường độ âm thanh vượt mức cho phép. Tình trạng tài xế bấm còi hơi trên đường đã trở thành nỗi ám ảnh của những người đi đường.

Việc sử dụng còi hơi công suất lớn không chỉ làm ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng mà còn tác động xấu tới sức khỏe, tâm lý của người đi đường, đặc biệt với những người cao tuổi có bệnh lý liên quan tới tim mạch.

Hiểm họa khôn lường từ việc độ còi hơi ô tô- Ảnh 1.

Những chiếc xe tải trọng lớn có độ chế còi hơi trở thành hung thần trên các cung đường.

Tại Hà Nội, hiện nay, tình trạng lái xe dùng còi hơi, còi tự chế âm thanh lớn vẫn đang diễn ra trên nhiều tuyến phố. Dễ dàng quan sát các loại xe tải hầu hết được lắp hai còi hơi loại "khủng" trên nóc, có cái dài tới 1,2 m, đường kính khoảng 20 đến 30 cm.

Các lái xe mặc dù biết sử dụng còi hơi trong thành phố gây nguy hiểm cho người khác nhưng ai cũng muốn được lưu thông nhanh, nên luôn muốn bấm còi to liên tục để xua người và phương tiện khác dạt vào lề đường.

Thực tế cho thấy, không ít trường hợp tiếng còi hơi là hung thủ gián tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông.

Quy định và chế tài về độ chế còi ô tô

Theo quy định hiện hành, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu bấm còi xe ô tô trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu bấm còi xe ô tô tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu bấm còi xe ô tô liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Theo ý kiến của nhiều người, mức xử phạt này còn quá thấp và chưa đủ tính răn đe.

Đối với hành vi này, để xử phạt được người vi phạm, phải xác định được âm lượng của còi để đưa ra được bằng chứng, số liệu cụ thể. Nhưng hiện nay, việc trang bị máy đo tiếng ồn cho lực lượng CSGT còn rất hạn chế, khiến việc kiểm tra, xử lý gặp nhiều khó khăn.

Hiểm họa khôn lường từ việc độ còi hơi ô tô- Ảnh 2.

Chế tài xử phạt việc độ chế còi là còn thấp, chưa đủ tính răn đe.

Việc kiểm tra, xử lý trên đường đã khó, ở góc độ quản lý phương tiện, nhiều chuyên gia cho rằng, kiểm tra, xử lý tại các trung tâm đăng kiểm càng khó hơn. Bởi khi tới hạn đăng kiểm, các chủ xe sẽ tháo toàn bộ các thiết bị đã thay thế, độ, lắp đặt sai quy định và khi đăng kiểm xong thì lắp lại.

Vấn nạn sử dụng còi hơi vẫn còn kéo dài, để dẹp nạn còi hơi cần tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đã đến lúc mỗi lái xe cần thay đổi thói quen của mình.

Hãy bắt đầu bằng việc giảm ga, nhường đường thay vì sử dụng còi vô tội vạ. Thay vì trông chờ vào tiếng còi vô cảm, hãy tập trung xử lý các tình huống một cách khoa học để lái xe an toàn. Tiếng còi xe sẽ trở về đúng chức năng vốn có là cảnh báo, bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.