Theo một báo cáo mới đây của Hiệp hội bảo hiểm Đức, thị trường phụ tùng thay thế được mô tả là “bán độc quyền”, có nghĩa là số lượng các nhà cung cấp tham gia ít ỏi, không có động lực giảm giá do không có nhiều cạnh tranh giữa họ.
Đồng thời, việc được chứng nhận nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) cho một hãng xe, cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận cho hãng xe quyền ấn định giá phụ tùng.
Linh kiện phụ tùng thay thế có mức tăng giá bình quân 6% mỗi năm tại Đức
Các nhà sản xuất ô tô đã cấp bằng sáng chế cho bản thiết kế linh kiện phụ tùng các mẫu xe của mình, khiến các công ty bên thứ ba rất khó sản xuất các sản phẩm thay thế rẻ hơn.
Như vậy, các xưởng chữa xe và cá nhân buộc phải mua linh kiện chính hãng của nhà sản xuất với giá đã ấn định ở mức cao.
Hiệp hội Bảo hiểm Đức thống kê được rằng giá cả linh kiện phụ tùng tăng trung bình 6% mỗi năm.
Cụ thể hơn, một chiếc nắp cốp đã đắt hơn 60% trong khi một chiếc đèn hậu tăng 67% trong 8 năm qua.
Từ năm 2013 đến năm 2021, giá phụ tùng ô tô ở Đức tăng trung bình 44%, trong khi lạm phát trong cùng thời kỳ được đánh giá là 13%.
Ngoài ra, chi phí bồi thường thiệt hại trung bình cho mỗi chiếc ô tô gặp nạn mà các công ty bảo hiểm phải chi trả cũng tăng nhanh.
Hiện tại mức bồi thường bình quân là 3.586 USD/xe (năm 2020), cao hơn so với mức 810 USD/xe của năm 2013.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận