• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Kiểm toán loại trừ các khoản đầu tư hơn 522 tỷ đồng của VEAM

26/04/2022, 09:30

Đơn vị kiểm toán UHY đã đề xuất loại trừ khoản đầu tư hơn 522,4 tỷ đồng của VEAM vào các công ty con do các khoản vốn khó có khả năng thu hồi.

Năm 2021, báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, mã chứng khoán VEA, sàn niêm yết UPCOM) được kiểm toán bởi Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn UHY, ký phát hành ngày 31/3/2022.

Đáng chú ý, đơn vị kiểm toán nêu ý kiến loại trừ (do không thu thập được bằng chứng, tài liệu) về một số khoản đầu tư, hỗ trợ vốn của công ty mẹ vào công ty con, chưa có khả năng thu hồi.

2.263 chiếc xe tải nhẹ thuộc dòng VT158 và xe khách 15 chỗ của VEAM trở thành hàng tồn kho từ năm 2019 đến nay

Cụ thể, kiểm toán loại trừ: “Tại thời điểm 31/12/2021 (thời điểm kết thúc năm tài chính), Tổng Công ty VEAM chưa đánh giá khả năng thu hồi các khoản hỗ trợ vốn cho các công ty con, quá hạn thanh toán 165,5 tỷ đồng”.

"Tại thời điểm ngày 31/12/2021, một số khoản chi phí treo lại chờ xử lý với giá trị là 364,5 tỷ đồng (bao gồm 356,9 tỷ đồng là chi phi lãi vay, khấu hao, tiền thuê đất của Nhà máy sắt xốp ngừng hoạt động từ năm 2015 và chi nhánh Bắc Kạn của Công ty Matexim), đang được thể hiện là tiền trả trước và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang", trích ý kiến kiểm toán UHY.

Như vậy, khoản hỗ trợ vốn 165,5 tỷ đồng vào các công ty con và khoản đầu tư 356,9 tỷ vào nhà máy sắt xốp Bắc Kạn (đã ngừng hoạt động từ 2015), tính đến nay đã lũy kế thành con số 522,4 tỷ đồng.

Dự án xây dựng Nhà máy Sắt xốp Bắc Kạn được Matexim, một công ty con của VEAM triển khai từ năm 2009, tổng mức đầu tư 549,6 tỷ đồng, công suất 100.000 tấn sắt xốp/năm, thời hạn thực hiện dự án là 30 năm.

Mục tiêu dự án là sản xuất sắt xốp, nguyên liệu cho sản xuất thép hợp kim - loại vật liệu cơ bản để sản xuất máy động lực và khung gầm, thân vỏ ô tô.

Đây là khoản đầu tư lớn của VEAM, nhưng nhiều năm qua chưa có đồng lãi nào, thậm chí khả năng thu hồi vốn gốc cũng rất thấp.

Giải trình về các khoản mục này với cổ đông và Ủy ban chứng khoán nhà nước, lãnh đạo VEAM lý giải, các khoản hỗ trợ vốn cho công ty liên kết phát sinh từ nhiều năm trước đây.

Trong đó riêng Công ty CP Matexim Hải Phòng nợ gốc 84 tỷ đồng và nợ lãi 32,8 tỷ đồng, hiện đơn vị này khó khăn nên chưa trả nợ VEAM.

“Hiện nhà máy sắt xốp đang gặp khó khăn, phải dừng sản xuất nên chưa đánh giá được các khoản mục chi phí liên quan”, trích báo cáo giải trình của VEAM.

Ngoài ra, VEAM còn lô hàng tồn kho trị giá 963 tỷ đồng, là 2.263 chiếc xe tải nhẹ thuộc dòng VT158 và xe khách 15 chỗ, vừa được đưa ra đấu giá ngày 27/12/2021 nhưng chưa công bố kết quả.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.