Mất phanh là tình huống nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc hoặc tốc độ cao. Khi ấy, sự hoảng loạn mất bình tĩnh là một trong những nguyên nhân chính khiến hậu quả càng nặng nề hơn. Vậy để tránh trong mọi tình huống nguy hiểm khi lái xe, tài xế cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản để thoát thân.
Tài xế cần giữ bình tĩnh khi ô tô mất phanh ở tốc độ cao
Nếu không may rơi vào tình huống mất phanh khi đang chạy ở tốc độ cao, việc đầu tiên phải ghi nhớ là luôn cố gắng... giữ bình tĩnh. Chính sự hoảng loạn, luống cuống sẽ khiến tài xế và người đi cùng không thể xử lý mọi chuyện một cách chính xác và làm cho sự việc thêm tồi tệ hơn rất nhiều.
Nhả chân ga, trả về số thấp một cách từ từ khi xe mất phanh
Hãy nhả chân ga (đối với xe tự động) cũng như về số thấp (với xe số sàn) để giảm tốc độ tối đa. Tuy nhiên tránh về số quá nhanh hoặc quá thấp nếu xe đang chạy ở tốc độ cao hay xuống dốc vì có thể phá hủy hệ truyền động, vỡ hộp số gây mất kiểm soát hoàn toàn. Lúc này sẽ khó lòng kiểm soát được tình huống và chỉ còn cách rơi vào nguy hiểm không thể xử lý.
Hãy về số và cảm nhận tốc độ để trả về số tiếp theo cho hợp lý
Tuyệt đối không tắt động cơ vì điều này làm mất đi trợ lực cho hệ thống lái khiến cho việc điều khiển càng khó khăn. Nhất là khi xe chạy ở tốc độ cao, việc làm này sẽ làm tình trạng nguy hiểm tồi tệ hơn vì lực quán tính tác động.
Giữ tầm quan sát, báo hiệu cho các xe khác là đang gặp sự cố
Để hạn chế hậu quả đáng tiếc hoặc gây nguy hiểm cho người khác, hãy bật đèn cảnh báo, nháy pha hay dùng còi gây chú ý để mọi người biết được mối nguy hiểm. Mở cửa sổ nhằm tăng sức cản của không khí và dễ gọi trợ giúp hơn.
Dùng vật cản giảm tốc
Nếu khéo léo có thể làm dừng xe nhờ những vật cản bên đường như con lươn, bãi cỏ ven đường, đống rơm, bụi cây, vũng lầy, bờ tường hay thậm chí có vẻ điên rồ hơn là lao xuống ao, hồ, sông (nếu bạn biết bơi), đồng ruộng hay đâm vào vách núi.
Báo hiệu cho xe khác
Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.
Đánh võng nếu có thể
Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe lượn từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc. Tuy nhiên không nên làm ở tốc độ cao bởi có thể lật xe.
Dùng phanh tay để lái xe an toàn
Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trơn trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.
Bảo dưỡng xe theo định kỳ tránh gặp sự cố
Cuối cùng, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", hãy giảm tối đa nguy cơ rơi vào tình huống trên bằng cách luôn bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ và tập thói quen đi xe với tốc độ vừa phải mà bản thân có thể kiểm soát.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận