• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Mua ô tô nhập phải chi trăm triệu sắm phụ kiện

27/07/2018, 10:15

Xe nhập về nhiều nhưng khách hàng vẫn bị đại lý ép mua phụ kiện hoặc phải đặt cọc rồi chờ dài cổ.

22

Đến thời điểm này, hầu hết các mẫu xe nhập khẩu trước đây đã quay trở lại thị trường Việt Nam

Sau một thời gian gián đoạn, đến nay, hầu hết các mẫu xe nhập khẩu đã trở lại thị trường Việt Nam. Tuy xe nhập dần trở lại trạng thái bình thường nhưng khách hàng đang bị nhiều đại lý ép mua phụ kiện hoặc phải đặt cọc nhưng chưa biết khi nào được nhận xe.

Đặt cọc, mua thêm phụ kiện mới có xe

Hiện, khách hàng muốn mua những mẫu xe nhập khẩu ăn khách sẽ phải chấp nhận chi thêm từ 60 - 110 triệu đồng mua thêm phụ kiện hoặc phải chờ vài tháng, thậm chí lâu hơn mới được nhận xe.

Chia sẻ với PV, anh Đức Quang, Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết: “Đang muốn mua một chiếc xe 7 chỗ. Qua tìm hiểu và cân nhắc tài chính tôi quyết định chọn Honda CR-V. Tuy nhiên, khi đến mua xe, đại lý cho biết, phải đặt cọc và nhận xe cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới. Nếu muốn nhận xe ngay thì phải mua kèm thêm 60 triệu đồng phụ kiện chính hãng”.

Tương tự, ngày 28/5, anh Nguyễn Anh Vũ, trú tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) cũng đến một đại lý tại TP Hà Tĩnh đặt cọc 20 triệu đồng để mua xe Honda CR-V. Dù trong hợp đồng bán hàng, đại lý cho biết thời gian giao xe dự kiến trong tháng 8/2018. Dù sắp đến hạn giao xe nhưng anh Vũ vẫn lo đại lý chưa có xe để giao. Hơn nữa theo hợp đồng thì thời gian giao xe chỉ ghi là “dự kiến” nên nếu không có xe thì khách hàng cũng khó có thể bắt bẻ được.

Thực tế, không chỉ riêng Honda CR-V gặp tình cảnh như trên, nhiều mẫu xe nhập khẩu ăn khách khác cũng không ngoại lệ. Cá biệt, đối với mẫu Toyota Fortuner, khách hàng muốn nhận xe trong đợt đầu tiên còn được đại lý yêu cầu phải mua tới hơn 100 triệu đồng tiền phụ kiện. Đến nay, tuy mẫu xe này chưa có mặt tại đại lý nhưng theo một số thông tin, đã có khoảng 800 xe cập cảng, sẵn sàng bán ra thị trường.

Theo tìm hiểu của PV, việc khách hàng phải mua thêm phụ kiện là yêu cầu riêng của các đại lý, không phải là chính sách của hãng. Anh Xuân Đức, một nhân viên bán ô tô tại Hà Nội cho biết: “Các đại lý chỉ được cấp một lượng xe ít ỏi nên mới xảy ra hiện tượng trên. Các đại lý thường phải tính toán và tối ưu các chi phí trên đầu xe nên sẽ yêu cầu khách hàng phải mua thêm phụ kiện. Giá phụ kiện này thường cao hơn từ 1,5 - 2 lần ở bên ngoài nhưng nếu khách có nhu cầu lấy xe ngay vẫn thường chấp nhận dù biết là đắt hơn”.

Khi nào hết khan hàng?

Khi được hỏi về việc gia tăng thêm số lượng xe nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh tình trạng đại lý lợi dụng khan hàng ép khách phải mua thêm phụ kiện, đại diện Honda Việt Nam cho biết: “Căn cứ vào tình hình thị trường, các hãng xe thường đặt số lượng xe nhập khẩu từ đầu năm. Tuy nhiên, do nhu cầu khách hàng tăng cao khiến lượng hàng hiện nay chưa thể đáp ứng hết nhu cầu. Việc điều chỉnh số lượng xe nhập khẩu không hề dễ dàng do đã được ký trong các hợp đồng từ đầu năm với nhà máy sản xuất. Vì thế, số lượng xe nhập khẩu chỉ có thể tăng thêm khi có hợp đồng đặt hàng mới”.

Tương tự, đại diện GM Việt Nam cũng cho biết: “Có 2 mẫu xe nhập khẩu của GM là Colorado và Trailblazer cũng đang rơi vào tình trạng khan hàng. Dù rất muốn tăng thêm số lượng xe nhập để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng điều này là rất khó. Số lượng xe nhập khẩu cũng như lộ trình giao xe đã được quy định rõ trong hợp đồng từ đầu năm. Hơn nữa, Nhà máy GM tại Thái Lan không chỉ sản xuất cho thị trường Thái Lan và Việt Nam mà còn sản xuất để xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác… Nếu muốn tăng thêm sản lượng sẽ làm xáo trộn kế hoạch sản xuất của nhà máy và điều này là không khả thi”.

Còn đại diện Toyota Việt Nam (TMV) cho biết, năm 2018 TMV đã cho ra mắt nhiều mẫu xe mới, cả lắp ráp lẫn nhập khẩu nên số lượng xe nhập khẩu về Việt Nam đã được cân đối lại. Hiện nay, TMV vẫn đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất lắp ráp tại Việt Nam đối với 2 mẫu xe chủ lực là Toyota Vios và Innova nên số lượng xe nhập khẩu có thể sẽ ít đi so với trước đây. Bên cạnh đó, lượng xe nhập khẩu trong năm 2018 đã được TMV lên kế hoạch từ đầu năm. Vì vậy, muốn điều chỉnh đơn hàng nhiều hơn sẽ phải chờ tới cuối năm.

Trả lời câu hỏi, có hay không việc ùn ứ ở khâu kiểm định theo lô khiến các mẫu xe nhập khẩu chậm được bán ra dẫn đến tình trạng khan hàng? Đại diện TMV cho biết, các thủ tục đăng kiểm, thông quan đối với ô tô nhập khẩu hiện nay của hãng không gặp trục trặc hay vướng mắc gì. Các mẫu xe sau khi cập cảng sẽ được bán ra thị trường theo đúng kế hoạch dự kiến.

Đại diện GM Việt Nam cho biết thêm: ”Mọi hoạt động về nhập khẩu xe vẫn luôn được cập nhật tới các đại lý để có thể đưa ra những tư vấn tốt và phù hợp nhất đối với khách hàng mua xe”.

Như vậy, việc các “thượng đế” bị chèn ép là do nguồn cung xe vẫn thiếu hụt nhiều so với nhu cầu. Việc này chỉ có thể chấm dứt khi nguồn cung xe dồi dào hơn và cân bằng so với nhu cầu của người tiêu dùng.

Hiện, nhiều thương hiệu ô tô cũng đẩy mạnh nhập khẩu và gia tăng mẫu mã nhằm chiếm lĩnh các thị phần hay phân khúc ô tô còn thiếu. Nhiều mẫu xe lần đầu xuất hiện tại Việt Nam như: Toyota Wigo, Rush, Avanza; Honda Jazz, HR-V hay như Mitsubishi Xpander cũng đã góp mặt tại thị trường trong nước.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.