Khả năng tiết kiệm nhiên liệu, sức mạnh động cơ và độ bền bỉ được thực tế chứng minh qua những hành trình trải nghiệm của người dùng bộ đôi xe 7 chỗ XL7 và Ertiga của Suzuki trong nhiều năm gần đây.
Bộ đôi XL7 và Ertiga của gia đình Suzuki hiện chiếm 33% thị phần xe MPV cỡ nhỏ tại Việt Nam
Giá xăng lập đỉnh, khách chọn xe “cân đong đo đếm”
Xăng vừa tăng giá lên đỉnh lịch sử 8 năm qua, mức giá gần 30 nghìn đồng/lít vào ngày 16/3/2022, tập tức tác động đến ví tiền của hàng chục triệu người sử dụng ô tô mỗi ngày. Câu chuyện nóng hổi những ngày này chính là xe nào ngốn xăng, xe nào tiết kiệm xăng. Chưa khi nào sự “cân đong đo đếm” từng lít nhiên liệu được tính kỹ như lúc này.
Anh Trần Duy - một người chạy xe dịch vụ bằng chiếc Suzuki Ertiga tại TP Cần Thơ cho hay: “Chiếc Ertiga của tôi chạy dịch vụ nên tính kỹ khoản ăn xăng, chỉ ăn đâu đó gần 6 lít/100km đường hỗn hợp, tính chi li là hết độ 1.100 đồng tiền xăng mỗi cây số nếu tính theo giá xăng tầm này năm ngoái (hơn 18.000 đồng/lít). Giờ giá xăng vọt lên ghê quá, hô đầy bình mà run”, anh Duy bày tỏ.
Với mức giá xăng lên gần 30.000 đồng/lít như hiện nay, chiếc xe Ertiga có mức chi phí nhiên liệu xấp xỉ 180 nghìn đồng/100km, chia bình quân là 1.800 đồng cho mỗi cây số lăn bánh. Trong khi với dòng xe khác hao xăng hơn, chi phí nhiên liệu tính ra khoảng 2.100 đồng trên mỗi kilomet đường.
Dự định mua xe chạy dịch vụ từ cuối tháng 2, anh Trương Hải Hà (trú tại Văn Giang, Hưng Yên) thuật lại việc anh mất 1 tuần đọc tài liệu, tham khảo trên mạng để so sánh kỹ mức tiêu hao nhiên liệu giữa chiếc Suzuki Ertiga và mẫu xe MPV đối thủ: “So sánh đủ mọi thứ, từ ngoại hình, giá tiền cho đến trang bị, nhưng rồi nói thực lòng là yếu tố tiết kiệm xăng khiến tôi chốt dòng xe Suzuki Ertiga (5,95 lít/100km đường hỗn hợp), do chiếc xe của hãng Nhật khác cùng phân khúc ăn tới 7 lít đường hỗn hợp. Chạy dịch vụ mà tốn xăng thì lâu hồi vốn lắm.”
Suzuki Ertiga phù hợp cho chủ doanh nghiệp khi chỉ tốn 5,95 lít/100km đường hỗn hợp
Dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, được Báo Giao thông phân tích và công bố hôm 8/3/2022 cho thấy, thương hiệu Suzuki có mẫu xe Ertiga được xếp hạng xe tiết kiệm nhiên liệu nhất trong phân khúc xe đa dụng cỡ nhỏ (MPV) tại Việt Nam, mức tiêu thụ 5,95 lít xăng/100km.
So với dòng xe cùng phân khúc, nếu tính hơn trong 5 năm sử dụng (tương đương khoảng 150.000km), Ertiga tiết kiệm cho chủ nhân khoảng 42 triệu đồng chi phí nhiên liệu so với dòng xe cùng phân khúc khác.
Với XL7, so sánh chi phí nhiên liệu trong 5 năm sử dụng, XL7 tiết kiệm hơn dòng xe cùng phân khúc khoảng 22 triệu đồng.
Nếu tính tổng chi phí đầu tư ban đầu, chi phí sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, XL7 tiết kiệm đến 165 triệu đồng cho chủ nhân trong cùng khoảng thời gian trên. Còn ở Ertiga thì tiết kiệm đến 188 triệu, tuỳ phiên bản số sàn MT hoặc Sport.
Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, các hãng xe Nhật rất ganh đua về tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu, do đó họ liên tục cải tiến động cơ và giảm khối lượng khung gầm.
Suzuki XL7 có thân xe nhẹ và tỷ số công suất trọng lượng tối ưu
Ví như dòng Ertiga Sport và XL7 có hệ khung gầm HEARTECT tối tân được làm từ thép cường độ cực cao, giúp trọng lượng thân xe nhẹ hơn các xe khác khoảng 100kg, dẫn đến tỷ số công suất trên tự trọng lượng tối ưu hơn, do đó xe chỉ tiêu hao nhiên liệu thực tế từ 4,74 lít/100km (với Ertiga) và 5,47 lít/100km (với XL7).
Thêm vào đó, Ertiga và XL7 đều được trang bị động cơ phun xăng điện tử, 1.5L, 4 xy-lanh, công suất tối đa 103 mã lực/6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 138Nm/4.400 vòng/phút.
Ngoài ra, hộp số tự động 4 cấp, động cơ công nghệ van biến thiên VVT tinh chỉnh thời điểm đóng/mở van phù hợp tua máy và mức tải của động cơ, giúp cải thiện công suất, tiết kiệm nhiên liệu, khí xả sạch hơn.
Động cơ tiết kiệm xăng có làm xe bị yếu?
Tuy nhiên, cũng có câu hỏi được khách hàng đặt ra, rằng chiếc xe ăn ít xăng như vậy, động cơ có đủ khỏe để đáp ứng nhu cầu đi lại đa dạng của khách hàng, nhất là khi chở đủ tải thì sức kéo của những chiếc xe 7 chỗ này ra sao.
Anh Vũ Đức (sống tại Hà Nội) mới sắm chiếc xe Suzuki XL7 trước Tết năm 2020.
Là một YouTuber, anh Vũ Đức dùng xe XL7 chở nhiều đồ đạc như lều du lịch, túi ngủ, chăn nệm, bàn ghế nhỏ, bếp gas và nhiều thiết bị quay phim để đi phượt. Chiếc xe cùng anh hành trình qua nhiều cung đèo dốc để quay video trải nghiệm.
Mẫu xe 7 chỗ của Suzuki nằm trong số ít xe có chi phí sử dụng và bảo dưỡng dễ chịu hàng đầu
Vũ Đức thuật lại hành trình leo Đồi Bù ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), nơi chưa có đường nhựa và chỉ có một làn xe: “Xe không hề yếu khi leo dốc, mặc dù động cơ 1,5L nhưng khung thân nhẹ, nên không bị đuối khi leo dốc dài. Thích nhất ở XL7 là tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc, yên tâm tuyệt đối về độ an toàn nếu phải dừng tránh xe khác.”
Ngoài ra, đối với anh em chạy Grabcar hàng ngày, máy bền bỉ là một trong những mối quan tâm thiết thực nhất. Bởi thế, việc bảo hành động cơ và hộp số của Ertiga và XL7 lên đến 5 năm (hoặc 150,000km) trở thành lợi thế hàng đầu, đưa Suzuki thành hãng xe Nhật có thời hạn bảo hành lâu nhất đối với xe máy xăng hiện nay.
Những đặc điểm nổi trội trên giúp bộ đôi xe 7 chỗ nhà Suzuki chiếm lĩnh 33% thị phần phân khúc này năm 2021, trở thành một thế lực trong dòng xe 7 chỗ tại Việt Nam. Việc chiếm lĩnh số một về tiết kiệm nhiên liệu càng có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh giá xăng tăng phi mã như hiện nay.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận