• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Mua xe trả góp bị xử phạt: Đừng làm khó người dân

05/07/2017, 15:46

Các luật sư cho biết quan điểm về quy định xử phạt chủ xe thế chấp giấy đăng ký gốc tại ngân hàng.

1498960662-1

Đã có trường hợp người mua xe trả góp, không có giấy đăng ký bản gốc bị xử phạt lỗi không có giấy đăng ký xe

Cơ quan chức năng phải ngồi lại với nhau

Theo luật sư Nguyễn Danh Huế (Đoàn luật sư Hà Nội), có thể nói việc ngân hàng giữ giấy tờ xe ô tô của khách hàng khi cho vay mua ô tô là một biện pháp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của khách hàng, tránh rủi ro khi cho vay. Nếu không được giữ giấy tờ gốc của xe mà khi cho vay, không có một tài sản khác thế chấp thì ngân hàng lo sợ sẽ rơi vào cảnh “thả gà ra đuổi”.

Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản như sau: ”Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác”

Điều 5 Luật Công chứng cũng quy định “”Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”.

Trong khi đó, Điều 20 Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm lại quy định: “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.

Như vậy việc ngân hàng không được giữ giấy tờ gốc là phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Vì vậy theo luật sư Huế: “Có thể nói việc yêu cầu lái xe xuất trình giấy tờ gốc cho cảnh sát giao thông từ Cục Cảnh sát giao thông là nhằm mục đích thuận tiện cho việc xử lý phương tiện giao thông khi vi phạm. Tuy nhiên nó cũng làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng khi cho vay các khoản mua ô tô.

Khi cho vay các khoản mua ô tô, các ngân hàng thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm với tài sản đó (ô tô) thì tài sản đó cũng không thể đem đi bán hay cầm cố cho bên thứ ba nhưng những rủi ro trên thực tế vẫn là khá lớn vì họ vẫn phải đối mặt với việc chiếc xe ô tô đó bị đem bán thông qua các giao dịch viết tay, không qua công chứng, gây khó khăn khi truy tìm tài sản khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Để bảo đảm an toàn cho mình thì các ngân hàng có thể hạn chế cho vay mua xe hoặc lại yêu cầu khách hàng thế chấp một tài sản khác khi cho vay mua xe ô tô. Như thế phiền phức và khó khăn lại được đẩy lên khách hàng chính là người dân”.

 “Có thể nói một quy định về xuất trình giấy tờ gốc để thuận lợi cho cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ nhưng nó làm phát sinh rất nhiều vấn đề đối với các ngân hàng và cả người dân. Chính vì thế khi ban hành một chính sách hay các quy định mới thì các cơ quan chức năng cần cùng ngồi lại, tính toán thật kỹ các hệ lụy phát sinh và trên hết cần tính đến quyền và lợi ích của người dân.

Khi quy định mới này được đưa ra thì người dân khi mua xe ô tô cũng cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để tránh những rủi ro cho mình”, luật sư Huế cho biết.

Ngân hàng có phải trả giấy tờ gốc?

Cũng liên quan đến quy định này, luật sư Nguyễn Thuỷ (Văn phòng luật sư Trung Hiếu) cho rằng, quy định của Cục Cảnh sát giao thông như vậy trái với các quy định của Luật Dân sự. Nếu cho vay tín chấp mà ngân hàng không giữ giấy tờ gốc sẽ không đảm bảo quyền lợi của bên cho vay. Thực tế, quy định này cũng không phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng.

Còn theo luật sư Hoàng Thị Ngoãn (Đoàn luật sư Hà Nội): “Thông thường, khi chủ phương tiện thế chấp tài sản tại ngân hàng thì hai bên làm thủ tục bàn giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, trong đó có giấy chứng nhận liên quan đến tài sản thế chấp. Ví dụ như đối với phương tiện giao thông là giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông (đăng ký xe).

Việc thỏa thuận ngân hàng giữ giấy đăng ký xe bản gốc theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP là không có giá trị. Việc trả lại giấy tờ gốc hay không là chủ động ở phía ngân hàng. Còn theo quy định của luật thì ngân hàng không được giữ giấy tờ này của chủ phương tiện. Các chủ phương tiện có quyền yêu cầu ngân hàng trả lại giấy tờ cho mình”.

Trước đó, như Xe Giao thông đã phản ánh, thời gian vừa qua, nhiều người mua xe trả góp trong quá trình lưu hành phương tiện đã bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt lỗi không có giấy đăng ký xe do khi mua xe đã thế chấp giấy đăng ký gốc, chỉ sử dụng giấy tờ phô tô công chứng và xác nhận của ngân hàng cho đến khi trả hết số tiền đã vay.

Sau khi có những phản ứng của người các chủ xe và xin hướng dẫn của Công an các địa phương, Cục CSGT (Bộ Công an) đã có văn bản khẳng định việc xử phạt như trên là hoàn toàn chính xác. Ngày 24/5, Ngân hàng Nhà nước cũng có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp (khách hàng vay vn mua xe) được giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực.

 

Trong thông báo gửi đến khách hàng, một ngân hàng lớn đã có văn bản hướng dẫn khách hàng bị phạt khi không xuất trình được bản gốc giấy đăng ký xe ô tô căn cứ vào 3 điểm sau để trao đổi với cơ quan công an:

 

Theo Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 thì ngân hàng được phép giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo thoả thuận, trừ trường hợp Luật có quy định khác. Trong khi Nghị định 163 (Sửa đổi Nghị định 11) không phải là Luật nên về nguyên tắc sẽ áp dụng Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015;

 

Theo Điều 156 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thứ tự ưu tiên áp dụng khi có nhiều văn bản cùng quy định về 1 vấn đề thì Bộ luật Dân sự 2015 sẽ được ưu tiên áp dụng hơn Nghị định 163;

 

Theo Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị định 163 đã hết hiệu lực do Bộ Luật Dân sự 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Bộ luật Dân sự 2015.

 

“Tóm lại, căn cứ Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc ngân hàng giữ bản gốc giấy chứng nhận đăng ký xe là hợp pháp, việc cơ quan công an yêu cầu khách hàng xuất trình bản gốc giấy chứng nhận đăng ký xe là không phù hợp vì xe đã được thế chấp cho ngân hàng, các bên đã thoả thuận ngân hàng giữ bản gốc giấy chứng nhận đăng ý xe và ngân hàng cấp giấy lưu hành xe cho khách hàng”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.