• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Nên chọn xe có trợ lực lái điện hay thuỷ lực?

24/09/2023, 09:00

Hệ thống trợ lực lái giúp tài xế điều khiển xe dễ dàng hơn, giảm thiểu áp lực lên vành tay lái. Phổ biến hiện nay là hai loại trợ lực điện và trợ lực thủy lực, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng.

Cấu tạo của các loại trợ lực

Thủa sơ khai, hệ thống lái ô tô không có trợ lực. Lúc này thông qua các cơ cấu lái, lực tác động lên vô-lăng là rất lớn khiến cho quá trình vận hành xe khó khăn và mệt mỏi.

Hệ thống trợ lực lái được phát minh giúp giảm lực tác dụng lên vô-lăng và giúp tài xế điều khiển xe dễ dàng hơn. Được coi là đàn anh, ra đời sớm hơn là hệ thống trợ lực thủy lực (HPS).

Đúng với tên gọi của nó, hệ thống dùng áp suất dầu thủy lực để hỗ trợ lực đánh lái, giúp tài xế giảm lực tác dụng lên vô-lăng. Các bộ phận chính của hệ thống bao gồm bơm trợ lực, bình chứa dầu, van phân phối, và pít-tông gắn vào thanh răng.

Ở hệ thống này, thanh răng được hàn thêm 1 pít tông, và được đặt trong ống xy lanh (rack housing). Ở 2 đầu xy lanh nối với 2 ống thủy lực được điều khiển bởi van thủy lực (hydraulic control valve), van thủy lực được điều khiển bơm thủy lực.

Nên chọn xe có trợ lực lái điện hay trợ lực lái thuỷ lực? - Ảnh 1.

Hệ thống trợ lực thủy lực có kết cấu phức tạp.

Bơm thủy lực nhận công suất từ động cơ, nên khi sử dụng sẽ là tiêu hao một phần công suất. Do hoạt động biến thiên theo công suất động cơ nên tại tốc độ di chuyển thấp hệ thống trợ lực không đáp ứng đủ lực, khiến cảm giác lái vẫn nặng nề.

Được phát minh muộn hơn nhưng lại trở thành xu thế của thời đại điện tử hóa, trợ lực điện (EPS) chiếm ưu thế trong ngành sản xuất ô tô hiện nay. Với ưu điểm kết cấu nhỏ gọn và trợ lực tốt không phụ thuộc vào tốc độ của động cơ.

Cấu tạo của hệ thống gồm một cảm biến đặt ở trục lái sẽ gửi tín hiệu về góc đánh lái đến ECU để xử lý và tính toán rồi truyền dòng điện thích hợp đến mô-tơ điện để đẩy thanh răng, hỗ trợ việc xoay trục tay lái theo chiều của tài xế mong muốn. Tay lái trợ lực điện sử dụng điện năng do động cơ sinh ra.

Tay lái trợ lực nào an toàn hơn và nên sử dụng?

Về vấn đề an toàn và tin cậy trợ lực thủy lực (HPS) đang nắm ưu thế. Với kết cấu thuần cơ khí nên hệ thống này làm việc tin cậy chính xác hơn, giúp tài xế có cảm giác lái thật hơn.

Một số dòng xe sử dụng trợ lực điện (EPS) cho ra cảm giác lái nhẹ, khiến người lái không cảm nhận được tiếp xúc giữa bánh lái và mặt đường. Điều này nguy hiểm khi điều khiển xe ở tốc độ cao dễ dẫn đến mất an toàn.

Chưa kể đến việc sử dụng cơ cấu bánh răng – trục vít là cơ cấu tự khóa nên khi không có điện thì vô lăng sẽ bị khóa, trong trường hợp bất thường như lỗi cảm biến, mất nguồn điện cấp cho mô tơ thì vô lăng sẽ bị khóa. Nó sẽ nguy hiểm khi sự cố xảy ra khi xe đang lưu thông tên đường nên xét về góc độ an toàn thì EPS kém hơn HPS.

Nên chọn xe có trợ lực lái điện hay trợ lực lái thuỷ lực? - Ảnh 2.

Hệ thống trợ lực điện kết cấu nhỏ gọn, phù hợp sử dụng trong đô thị.

Về phần chịu lực hệ thống HPS cũng có thông số chịu lực tốt hơn EPS nên thường được sử dụng trên các dòng việt dã, SUV.

Hệ thống EPS sẽ phù hợp với các xe sử dụng thuần đô thị, như các dòng xe sedan nhằm đem tới sự tiện nghi và thoải mái cho người lái.

Ngày nay một hệ thống trợ điện cũng được các nhà sản xuất phát triển tốt hơn. Hệ thống này trang bị thêm cảm biến tốc độ, giúp cho hệ thống hoạt động biến thiên theo tốc độ, nhẹ lái ở tốc độ thấp và đầm chắc khi xe di chuyển tốc độ cao.

Song song với đó hệ thống trợ lực thủy lực cũng được thay thế dẫn động bằng motor điện, vẫn đem lại cảm giác chắc chắn và chịu lực tốt. Nhưng khi ở tốc độ thấp hệ thống motor điện sẽ cung cấp thêm mô men để giúp tài xế đánh lái dễ dàng hơn.

Hệ thống trợ lực vẫn luôn được phát triển và tối ưu hóa quá trình sử dụng. Việc lựa chọn hệ thống nào sẽ tùy vào nhu cầu sử dụng và sở thích riêng của mỗi người.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.