• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Ngân hàng siết nợ bằng cách cẩu xe không thông báo, có đúng luật?

29/09/2021, 10:00

Xe ô tô đã thế chấp, nợ quá hạn sẽ bị ngân hàng thu giữ, nhưng quy trình thu giữ tài sản là động sản (ô tô) phải tuân theo trình tự pháp luật.

Bỗng dưng "mất xe" vì chậm trả nợ ngân hàng

Ngày 10/9/2021, vào lúc 15h anh Lê Hồng Lưu (trú tại KĐT Time City, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ra ngân hàng để nộp 17,5 triệu đồng cho ngân hàng.

Đây là số tiền trả nợ góp định kỳ hàng tháng cho khoản vay thế chấp mua xe ô tô Peugeot 5008 biển kiểm soát 30G-19123.

Từ ngân hàng bước ra, không thấy xe đâu, anh Lưu tá hỏa tưởng bị mất trộm.

Chiếc Peugeot 5008 của anh Lê Hồng Lưu bị ngân hàng thu giữ hôm 10/9/2021 tại khu đô thị Time City (Hà Nội)

Anh Lưu định báo công an và gọi ngân hàng báo mất xe thì nhận được tin nhắn của một người tên là Kiên (cán bộ chi nhánh Láng Hạ) nhắn: “Bên thu hồi nợ của ngân hàng thu giữ và cẩu xe của anh đi rồi”.

Trình bày trong đơn gửi Báo Giao thông, anh Lưu cho biết chiếc xe của anh hình thành từ khoản vay 700 triệu đồng của ngân hàng, thời hạn vay 60 tháng kể từ tháng 6/2020.

Việc trả nợ góp hàng tháng số tiền 17,5 triệu đồng (gồm lãi 11,5 triệu và gốc 6 triệu đồng) suôn sẻ, cho đến tháng 7 vừa qua, anh Lưu đi công tác và mắc kẹt lại TP.HCM do bùng dịch Covid-19 ở thành phố này.

Vì mắc kẹt ở TP.HCM trong đại dịch, anh Lưu bị chậm nợ các tháng 7,8. Cho đến ngày 28/8, anh Lưu đã nộp đầy đủ tiền nợ (gốc lãi) kèm lãi phạt quá hạn.

Đến ngày 4/9/2021, anh Lưu nhận được thông báo nợ gốc đã quá hạn 4 ngày, đến ngày 10/9/2021, anh Lưu bị ngân hàng thu giữ xe như kể trên.

Trước đó, anh Lê Trung Hiếu (trú tại xóm 12, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) cũng gửi đơn cho Báo Giao thông, tường thuật việc bị ngân hàng thu giữ xe thế chấp.

Chiếc xe của anh Hiếu là bán tải Ford Ranger biển kiểm soát 20C14403, hình thành từ khoản vay 632 triệu đồng của một ngân hàng lớn có chi nhánh tại Hà Nội.

Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, giữa anh Hiếu và ngân hàng đã xảy ra bất đồng về mua bảo hiểm vật chất xe và kỳ hạn thanh toán.

Theo anh Hiếu, trong giai đoạn giãn cách xã hội từ 1/4/2020 đến đầu tháng 5/2020, anh không thể đi từ Thái Nguyên xuống Hà Nội để thanh toán gốc và lãi đúng hạn.

Tuy nhiên, anh Hiếu khẳng định đã hoàn thành trả nợ gốc và lãi tính đến ngày 1/6/2020.

Sáng ngày 8/6/2020, anh Hiếu đến đậu xe tại chân tòa nhà Licogi 13 (164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội) rồi lên trụ sở ngân hàng làm việc, 30 phút sau đi xuống thì được biết ngân hàng đã cho người cẩu xe đi.

Lập tức, anh Hiếu đến công an phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) trình báo mất xe kèm theo một số tài sản, giấy tờ quan trọng vẫn nằm trong cabin.

Thu giữ xe không thông báo là trái luật?

Trao đổi với PV Báo Giao thông, luật sư Trương Thanh Đức (Công ty luật ANVI) cho biết, ở đây có hai khía cạnh.

Thứ nhất là về mặt phương pháp giao dịch, cách xử lý như thế luôn gây bức xúc, ảnh hưởng đến hình ảnh của khách hàng (người bị thu tài sản). Bên cạnh đó hình ảnh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng phần nào.

Thứ hai là về mặt pháp lý, phải thừa nhận các ngân hàng đều có quy trình đôn đốc nhắc nợ theo trình tự. Nếu nợ quá thời hạn, ngân hàng có quyền thu giữ tài sản ở bất cứ đâu. Nhưng quy trình thu giữ phải tuân thủ Nghị quyết 42 của Quốc hội (Nghị quyết 42/2017/QH14).

“Một trong 5 điều kiện để thu giữ tài sản đảm bảo (khoản 2 điều 7 nghị quyết 42), là phải có thỏa thuận về việc bên cho vay (chủ nợ) được quyền thu giữ tài sản đảm bảo, ghi vào hợp đồng. Như vậy, vẫn phải căn cứ vào việc các bên thỏa thuận trong hợp đồng như thế nào. Nếu đã ký vào hợp đồng có điều khoản này, tức là bên vay đồng ý cho ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý nợ”, luật sư Trương Thanh Đức lý giải.

Tuy nhiên, theo vị luật sư, cũng tại khoản 4 điều 7 nghị quyết 42, quy định rất rõ về trình tự thu giữ tài sản đảm bảo là động sản (máy bay, tàu thuyền, ô tô…), như sau:

a) Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình và thông báo về việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm trước khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm.

b) Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản trước thời điểm thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm bằng cách gửi theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.

“Việc thu giữ tài sản phải hết sức chặt chẽ, nếu không cẩn thận là sai luật”, luật sư Trương Thanh Đức nói thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.