• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Ngành công nghiệp ô tô: "Ưu đãi không hề tạo ra sức cạnh tranh"

11/03/2017, 18:07

Vị chuyên gia cho rằng, để phát triển ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam vẫn đang thiếu những ngành công nghiệp hỗ trợ

cong-nghiep-o-to
Để chuẩn bị cho ngành công nghiệp ô tô phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao năng lực cho các nhà cung ứng nội địa

Liên quan tới câu chuyện phát triển ngành công nghiệp ô tô, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam nhìn nhận: "Các doanh nghiệp ô tô hiện nay vẫn sống nhờ vào bảo hộ, bất kỳ khi nào có nguy cơ thuế giảm xuống họ đều đưa ra 1 thông điệp: tôi không lắp ráp ở Việt Nam nữa, tôi sẽ nhập thẳng về bán. Lý do như vậy chúng ta nên hiểu rằng sự ưu đãi không hề tạo ra sức cạnh tranh”,

TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng, “đứng trước những rào cản to lớn của sự bảo hộ của các doanh nghiệp nước ngoài, sự ưu ái không bình đẳng và thực trạng không có ngành công nghiệp hỗ trợ” thì những doanh nghiệp nội địa tha thiết với phát triển công nghiệp ô tô cũng thất bại.

Vị chuyên gia dẫn ví dụ với một công ty đang thành công trong ngành này thì bộ phận quan trọng nhất là động cơ ô tô (chiếm đến 40 – 50% giá trị xe) vẫn phải nhập khẩu, cho thấy, để phát triển ngành công nghiệp ô tô thì Việt Nam vẫn đang thiếu những ngành công nghiệp hỗ trợ như chế tạo thép, các ngành logistic…

"Khát vọng thôi thì chưa đủ, khát vọng phải đi đôi với nguồn lực, với điều kiện thể chế, hệ sinh thái trong đó có cả các doanh nghiệp các ngành công nghiệp hỗ trợ”, ông nói.

Trước làn sóng xe giá rẻ tràn về khi thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm về 0% từ năm 2018, TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng, để chuẩn bị cho ngành công nghiệp ô tô trong nước, điều đầu tiên là phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao năng lực cho các nhà cung ứng nội địa.

"Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp ô tô không tăng được tỷ lệ nội địa hoá là do không tìm được nhà cung cấp tương ứng. Sâu hơn nữa của việc không có nhà cung ứng nội địa là bởi không phát triển được các ngành công nghiệp hỗ trợ", ông nói.

Chuyên gia từ Fullbright cũng cho rằng để phát triển ngành công nghiệp ô tô nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung thì cần phải giải quyết câu chuyện thể chế. "Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang kêu ca rất nhiều về tình trạng bôi trơn, chi ngoài. Theo nghiên cứu mới nhất của VCCI, tỷ lệ này đang chiếm từ 5 – 10% lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa việc có thể vắt kiệt tất cả những lợi nhuận, làm cho doanh nghiệp không thể tích luỹ dẫn đến không đổi mới không nâng cao công nghệ, không nâng cấp được… dẫn đến năng lực cạnh tranh suy giảm", ông nói thêm.

Đánh giá về phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, một báo cáo vừa được Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) thực hiện cho hay, tổng năng lực sản xuất - lắp ráp ô tô hiện vào khoảng 500.000 xe/năm. Trong đó, có 12 hãng có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe trong nước, với tổng sản lượng của thị trường xe du lịch khoảng 210.000 xe/năm trong năm 2016.

Tuy nhiên, hiện giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực; Chất lượng xe mặc dù có cải tiến nhưng không bằng xe nhập khẩu. Ngành sản xuất - lắp ráp ô tô cũng chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản), dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra. Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi đạt thấp, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%. Cũng cần lưu ý, hiện nay, cách tính nội địa hóa chưa phù hợp thông lệ quốc tế, nhưng nhìn chung tỷ lệ nội địa hóa đạt mức thấp.

Nguyên nhân được chỉ ra là do chính sách thiếu ổn định (thuế, phí, hạ tầng..) và chưa có sự đồng thuận cao giữa các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư các dự án qui mô lớn ở Việt Nam. Việt Nam cũng thiếu chương trình hành động cụ thể và bố trí nguồn lực (nhân lực và tài lực) để triển khai các chính sách đã ban hành.

Theo cam kết trong ASEAN, việc hàng rào thuế nhập khẩu giảm xuống 0% từ ngày 1/1/2018 rõ ràng sẽ có tác động đến thị trường xe ô tô Việt Nam. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN thực chất chỉ từ Thái Lan và Indonesia, và có xu hướng tăng dần từ năm 2014 đến nay. Tỉ trọng xe nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam đã tăng cả về số lượng và giá trị. Về số lượng, năm 2014 chiếm 22,7%, tăng lên 33,7% năm 2016; về giá trị, năm 2014 chiếm 16,4% tăng lên 29,4% năm 2016.

Theo Vụ Công nghiệp nặng, dường như các tập đoàn có kế hoạch tăng sản lượng tại Indonesia và Thái Lan để xuất khẩu sang Việt Nam hoặc cũng có thể đây chỉ là chiến lược trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị trường, chuẩn bị cho việc mở rộng sản xuất sau này khi quy mô thị trường trong nước của Việt Nam đủ lớn.

Theo Phương Dung (Dân Trí)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.