• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Người khuyết tật mức nào không được điều khiển ô tô?

14/12/2022, 08:00

Nếu người khuyết tật không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ Y tế và GTVT ban hành thì không được phép điều khiển xe ô tô.

Trường hợp người khuyết tật được cấp GPLX ô tô hạng B1

Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo lái xe quy định: “Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo”. Như vậy, người khuyết tật đã có thể được đăng ký học, thi và lấy giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, cũng theo Thông tư này, người khuyết tật muốn được tham gia đào tạo, cấp bằng lái xe hạng B1 phải đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT - BGTVT của Bộ GTVT và Bộ Y tế ban hành năm 2015.

Người khuyết tật có thể được đăng ký học, thi và lấy giấy phép lái xe hạng B1

Theo đó, người khuyết tật muốn học, lấy bằng lái xe hạng B1 số tự động phải khai đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ, sau đó mới được khám tám chuyên khoa lâm sàng như tâm thần, thần kinh, mắt, tai - mũi - họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết (phụ nữ có thêm khoa thai sản).

Ngoài ra, người dự sát hạch có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe sát hạch song xe sát hạch này phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Riêng với trường hợp người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo, khi sát hạch sẽ có thêm hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường.

Trường hợp người khuyết tật không được cấp GPLX và điều khiển xe trên đường

Với trường hợp bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật tứ chi ảnh hưởng đến khả năng vận động, quan sát, điều khiển xe ô tô thì sẽ không đủ điều kiện sức khỏe và không được cấp GPLX và điều khiển xe trên đường.

Theo Thông tư liên tịch 24/2015 của Bộ Y tế và GTVT về Tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe, quy định người lái xe hạng B1, người khuyết tật sẽ không được phép điều khiển xe nếu nằm trong những trường hợp cụ thể sau:

Người rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ sáu tháng; người bị rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý; thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10; người bị khiếm thính, không nghe được âm thanh trong vòng bán kính 4 m; rối loạn nhận biết ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; suy tim độ III trở lên; các bệnh tật gây khó thở.

Trường hợp không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khỏe của Bộ Y tế và GTVT cũng không được cấp GPLX và điều khiển xe trên đường

Những người bị cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) cũng không được cấp GPLX và điều khiển xe ô tô trên đường.

Một số chuyên gia cho hay, với đặc điểm điều khiển của xe ô tô là người lái xe phải sử dụng chân phải để đạp ga, phanh và phải dùng cả hai tay để điều khiển hướng di chuyển nên với người cụt hoặc chức năng của chân tay bị giảm, phải đi bằng nạng thì không thể điều khiển được xe ô tô, dù là xe số tự động hạng B1.

Mức xử phạt dành cho người không có GPLX gây tai nạn trên đường

Theo quy định tại khoản 2, Điều 260 Bộ luật Hình sự, người không có giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển xe ô tô tham gia giao thông gây tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và người sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 3 - 10 năm tù.

Trường hợp không có giấy phép lái xe gây tai nạn nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự từ 3 - 10 năm tù

Cùng với đó là mức phạt hành chính từ 6 - 12 triệu đồng theo quy định tại điều 21 của nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài ra người thực hiện hành vi vi phạm giao thông đường bộ còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp vụ tai nạn gây thiệt hại chưa tới 100 triệu đồng về tài sản, chưa có thiệt hại về tính mạng người khác, nếu có thiệt hại về sức khỏe chưa đến mức thương tích từ 61% trở lên thì sẽ không xử lý hình sự mà sẽ xử phạt hành chính.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.