• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Người Nga miễn cưỡng chọn mua ô tô Trung Quốc

27/03/2023, 10:00

Sau khi các thương hiệu phương Tây rời đi, người Nga miễn cưỡng để đón nhận các thương hiệu Trung Quốc và chấp nhận chất lượng chưa kiểm chứng.

Maxim Kadakov, Tổng biên tập tạp chí ô tô Nga Behind the Wheel (sau những bánh xe) cho biết: "Người Trung Quốc đang mang tới rất nhiều ô tô giá rẻ, đó là nói về giá cả chứ nói về chất lượng thì không có ô tô nào rẻ cả. Nhưng không có lựa chọn nào hơn xe Trung Quốc lúc này".

Xe BYD Atto 3 xếp hàng ở cảng Trung Quốc để chờ xuất khẩu sang Nga

Các thương hiệu Trung Quốc như Haval, Chery và Geely hiện chiếm gần 40% doanh số bán ô tô mới của Nga, dữ liệu từ cơ quan phân tích Autostat và công ty tư vấn PPK của Nga cho thấy.

"Trong khi vào tháng 2/2022 thị phần của họ dưới 10%, nay đã tăng gấp 4 là nhờ nắm bắt cơ hội bởi sự ra đi của các hãng như Renault, Nissan và Mercedes", vị Tổng biên tập tạp chí ô tô nói.

Doanh số của các thương hiệu châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã giảm từ 70% xuống 22,6%, tính đến hết tháng 2/2023.

Nhà sản xuất ô tô Séc Skoda Auto, công ty con của Tập đoàn Volkswagen hiện có nhà máy ở Nga, đang trong giai đoạn cuối cùng của thỏa thuận bán tài sản tại Nga, trở thành hãng xe phương Tây cuối cùng còn lại đến thời điểm này.

Hầu hết các nhà sản xuất ô tô phương Tây bắt đầu xây dựng nhà máy ở Nga vào đầu những năm 2000, đều đã ngừng hoạt động từ giữa năm ngoái.

"Chúng tôi đã dành cả đời tập trung vào các thương hiệu châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và đặc biệt không tính đến thị trường Trung Quốc, nơi mà ngành ô tô đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc", Vladimir Shestak, Tổng giám đốc của Altair Auto tại Vladivostok, nơi có đại lý chuyên bán nhãn hiệu Mercedes-Benz.

Trong một dấu hiệu của sự hợp tác ngày càng tăng, Haval của Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất ô tô tại Nga, trong khi ở Moscow, thương hiệu Moskvich thời Liên Xô hồi sinh nhưng đang sử dụng các bộ phận động cơ, thiết kế và kỹ thuật từ Tập đoàn JAC của Trung Quốc.

Nhưng còn một vấn đề đối với người tiêu dùng là giá cả. Ngay cả giá của xe Moskvich, tuy chưa giao hàng nhưng dự báo giá có vẻ hơi cao, khoảng 2 triệu rúp (tương đương 26.195 USD), trong khi xe Trung Quốc cùng kích cỡ, nhiều tính năng hơn nhưng giá chỉ khoảng 25.000 USD.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.