• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Nguyên nhân khiến vô lăng ô tô rung lắc

11/09/2023, 09:31

Hư hỏng ở hệ thống khung gầm và lốp xe có thể khiến vô lăng rung lắc. Điều này làm ảnh hưởng tới quá trình vận hành xe, gây mất an toàn và nguy hiểm cho người ngồi trong xe.

Lốp xe hư hỏng, độ chụm lốp xe không đúng

Có rất nhiều hư hỏng từ lốp xe gây rung lắc vô lăng, và đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này. Hư hỏng thường gặp nhất là lắp lốp sai vị trí và lốp xe không được cân bằng động.

Với nguyên nhân này, hiện tượng rung lắc vô lăng sẽ diễn ra ở dải tốc độ cao từ 80-100km/h. Việc lắp sai lốp xe sẽ xuất hiện khi đưa xe đi bảo dưỡng và thực hiện quy trình đảo lốp xe, nhưng khi đảo lốp thì đã không làm theo đúng quy trình đã lắp nhầm vị trí lốp xe và dẫn tới hiện tượng rung lắc vô lăng.

Việc cân bằng động cho lốp xe cũng hết sức quan trọng, nhưng việc này thường bị nhiều garage và chủ xe bỏ qua. Khi mới thay lốp hoặc vá lốp thì việc cân bằng động giúp lốp xe ổn định, không gây ra hiện tượng quay lệch tâm dẫn tới rung lắc vành tay lái.

Nguyên nhân khiến vô lăng ô tô rung lắc - Ảnh 1.

Không cân bằng động là nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng rung lắc vô lăng.

Độ chụm của lốp xe cũng tương tự, khi điều chỉnh đúng độ chụm ngoài việc giúp lốp xe hoạt động tốt, tránh việc mòn không đều thì điều này còn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống lái.

Cụ thể nếu độ chụm lệch trái hay lệch phải sẽ khiến xe bị lệch lái, dù để vô lăng ở vị trí thẳng lái nhưng xe vẫn bị nhao lái về một bên. Điều này sẽ khiến rung lắc vô lăng khi di chuyển tốc độ cao.

Theo anh Nguyễn Văn Tuyên, chuyên viên kỹ thuật ô tô của đại lý Toyota Hà Đông, quy trình đảo lốp hay cân bằng động đều được hãng quy định chặt chẽ, mặc dù chỉ là những khâu bảo dưỡng nhỏ nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống lái.

Điều này thường không được các garage ngoài quan tâm, có những garage nhỏ còn chưa trang bị máy cân bằng động hoặc có nhưng cũng không sử dụng được.

Người dùng cần lưu ý định kỳ đảo lốp sau mỗi 10.000km và khi thay lốp hoặc vá lốp cần bắt buộc thực hiện quy trình cân bằng động để lốp xe có thể hoạt động chính xác.

Ngoài ra, bánh xe quá căng hoặc quá non cũng có thể khiến tay lái ô tô bị rung. Lốp xe được bơm với áp suất phù hợp sẽ duy trì được độ đàn hồi cần thiết để xe di chuyển êm ái trên đường.

Hư hỏng phanh và một số hệ thống khác

Nếu trong quá trình di chuyển tay lái không bị rung lắc, chỉ khi người lái rà phanh hiện tượng này mới xảy ra thì nguyên nhân có thể đến từ hệ thống phanh.

Hư hỏng chính dẫn tới hiện tượng trên là đĩa phanh bị cong vênh và mòn không đều. Khi đó lực phanh từ hệ thống sẽ gặp phản lực từ chính đĩa phanh và gây ra hiện tượng rung lắc vành tay lái. Ngoài ra má phanh mòn không đều hoặc bị kẹt đất đá, bụi bẩn cũng có thể gây ra hiện tượng rung lắc vô lăng.

Nguyên nhân khiến vô lăng ô tô rung lắc - Ảnh 2.

Hư hỏng từ hệ thống phanh sẽ gây rung lắc vô lăng.

Nguyên nhân của những hư hỏng này có thể do ngoại lực tác động dẫn đến cong vênh đĩa phanh, hoặc bị kẹt piston phanh khiến lực phanh không đều dẫn tới mòn không đều má phanh, đĩa phanh.

Ngoài hệ thống phanh, vô lăng ô tô rung lắc hoặc giật mạnh khi tăng tốc có thể do những trục trặc trong khoang động cơ như: dây bugi lỏng lẻo hoặc bị hỏng, lọc không khí hoặc lọc bugi bám nhiều bụi bẩn khiến không đủ không khí, nhiên liệu hoặc tia lửa điện cần thiết cho hoạt động của động cơ...

Với xe số sàn, hư hỏng từ bộ ly hợp sẽ gây ra các rung lắc vành tay lái khi xe bắt đầu chuyển động hoặc giảm tốc. Hiện tượng rung lắc vô lăng kèm theo rung toàn bộ xe là dấu hiệu mòn ly hợp hoặc cong vênh các chi tiết khác.

Cũng có rất nhiều hư hỏng từ hệ thống treo có thể gây rung lắc vô lăng nhưng không phố biến và khá hiếm gặp. Để đảm bảo chính xác và an toàn, ngay khi gặp hiện tượng rung lắc vô lăng người dùng nên đưa xe tới các trung tâm sửa chữa để kiểm tra và khắc phục, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.