• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Nhiều loại phụ tùng ô tô, xe máy bắt buộc phải tái chế

02/01/2024, 09:30

Săm lốp, pin, ắc-quy, dầu nhớt là các ngành đầu tiên phải thực hiện trách nhiệm tái chế bắt buộc từ 1/1/2024.

Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, từ 1/1/2024, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu săm lốp, pin, ắc-quy, dầu nhớt và bao bì giấy (hỗn hợp, carton) sẽ phải tái chế theo tỷ lệ, quy cách bắt buộc. 

Đây là một trong số những mặt hàng đầu tiên thực hiện trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) ở Việt Nam.

Nhiều loại phụ tùng ô tô, xe máy bắt buộc phải tái chế- Ảnh 1.

Một số phụ tùng ô tô sẽ phải tái chế theo tỷ lệ, quy cách bắt buộc từ 1/1/2024.

Theo đó, quy định tái chế áp dụng với các nhà sản xuất, nhập khẩu có tổng doanh thu từ bán hàng, dịch vụ và giá trị nhập khẩu của năm trước lần lượt trên 30 tỷ và 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải chịu quy định này.

Các doanh nghiệp phải tái chế sản phẩm, bao bì theo tỷ lệ bắt buộc trên tổng khối lượng được đưa ra thị trường, nhập khẩu. Theo đó, tỷ lệ tái chế ngành săm lốp là 5%, pin sạc 8%, ắc-quy là 8-12% tùy loại và bao bì từ 10-22%.

Doanh nghiệp cũng có thể chọn nhiều giải pháp khi tái chế. Chẳng hạn, săm lốp có thể tái chế làm làm lốp dán công nghệ cao, hoặc cắt, thu hồi bột cao su làm cốt liệu.

Tương tự, pin có thể tái chế để sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa, như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. Dầu nhớt có thể chưng thu hồi dầu gốc hoặc loại dầu khác.

Ngoài các phụ tùng, dầu nhớt kể trên, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng là ngành phải thực hiện trách nhiệm tái chế bắt buộc, với tỉ lệ từ 0,5 – 1% tuỳ từng loại. Tuy nhiên, hiệu lực bắt buộc thực hiện từ 1/1/2027.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.