• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông

20/10/2024, 08:00

Việc tài xế thiếu tập trung là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn. Trong đó, việc sử dụng điện thoại hay buồn ngủ khi lái xe là các yếu tố chính dẫn tới tình trạng này.

Sử dụng điện thoại khi đang lái xe

Việc tài xế mất chú ý khi sử điện thoại di động luôn gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Trong quá trình điều khiển phương tiện, nếu tài xế chăm chú sử dụng điện thoại sẽ khiến phản xạ bị chậm chạp, giật mình khi gặp va chạm.

Theo một số nghiên cứu của tổ chức an toàn giao thông Mỹ, việc tài xế sử dụng điện thoại khi đang điều khiển ô tô sẽ làm tăng nguy cơ gây tai nạn gấp 4 lần so với thông thường.

Những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông- Ảnh 1.

Sử dụng điện thoại khi đang lái xe dễ dẫn tới tai nạn giao thông. Ảnh minh họa.

Để hạn chế tài xế mất chú ý khi dùng điện thoại các nhà sản xuất ô tô đã phát triển các hệ thống hỗ trợ người lái như đàm thoại rảnh tay hay mới nhất là hệ thống trợ lý ảo được phát triển.

Vì sao ô tô dễ bốc cháy khi xảy ra tai nạn?Vì sao ô tô dễ bốc cháy khi xảy ra tai nạn?

Tại thời điểm xảy ra va chạm, nhiên liệu có thể bị rò rỉ làm tăng nguy cơ cháy nổ xe. Đối với ô tô điện, khi xảy ra va chạm tại vị trí đặt pin cũng có thể gây cháy.

Buồn ngủ khi lái xe

Đối với những người thường xuyên phải điều khiển xe đường dài qua đêm, việc buồn ngủ khi lái xe là không thể tránh khỏi. Khi có dấu hiệu buồn ngủ, tài xế không nên cố lái xe vì đó là lúc không tỉnh táo và khó có thể tập trung điều khiển xe.

Những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông- Ảnh 3.

Không nên lái xe khi đang xảy ra tình trạng buồn ngủ. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, việc cố gắng điều khiển xe khi đang buồn ngủ dễ dẫn tới trạng thái "giấc ngủ trắng". Đây là trạng thái ngủ tạm thời, khiến tài xế rơi vào trạng thái vô thức khi đang lái xe, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Để hạn chế tình trạng buồn ngủ khi lái xe, tài xế cần ngủ đủ giấc từ 6-7 tiếng mỗi ngày. Trong trường hợp xuất hiện cơn buồn ngủ khi đang lái xe, tài xế nên nghỉ ngơi hoặc dành ra một chút thời gian chợp mắt thư giãn cho qua cơn buồn ngủ, sau đó mới tiếp tục điều khiển xe an toàn.

Mất tập trung vì suy nghĩ nhiều

Khi quá tập trung suy nghĩ về một việc nào đó, tài xế sẽ khó có thể chú tâm vào điều khiển xe trên đường.

Những dấu hiệu cho thấy việc tài xế đang suy nghĩ về một việc khác mà không chú tâm vào điều khiển xe như: Quên rẽ khi ra khỏi đường cao tốc, vượt đèn đỏ, quên xi nhan khi rẽ…

Những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông- Ảnh 4.

Cần đảm bảo tập trung tuyệt đối khi đang lái xe. Ảnh minh họa.

Để điều khiển xe an toàn, tài xế cần tập trung cao độ cho việc lái xe để tránh những trường hợp không may xảy ra mà không kịp thời xử lý tình huống.

Sử dụng chất kích thích

Khi sử dụng các chất kích thức như rượu bia và chất gây nghiện sẽ khiến tinh thần của người lái xe không được tỉnh táo, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông.

Những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông- Ảnh 5.

Tuyệt đối không lái xe khi đã sử dụng rượu bia. Ảnh minh họa.

Sử dụng rượu bia làm ảnh hưởng các chức năng não, gây mất tập trung khi lái xe. Người sử dụng không thể điều chỉnh được hành vi của mình dễ gây tai nạn khi tham gia giao thông.

Chính phủ Việt Nam ngày càng siết chặt hơn các quy định liên quan đến việc sử dụng rượu bia. Tùy vào lượng đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ có mức phạt khác nhau.

Biện pháp tối ưu chính là không điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng rượu bia, trong trường hợp đã sử dụng rượu bia thì cách tốt nhất là đi nhờ người khác hoặc bắt taxi về.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.