• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Những rào cản khiến xe tự lái chưa phổ biến

Ở hầu hết các quốc gia, khi không may xảy ra tai nạn trách nhiệm sẽ thuộc về người ngồi trên xe. Tuy nhiên, với xe tự lái thì sao?

Cơ sở hạ tầng chưa tương thích

Xe tự hành sẽ dựa vào các cảm biến, radar để có thể nhận diện vật cản phía trước. Ngoài ra, vạch kẻ đường sẽ giúp xe tự hành nhận biết được làn đường để có thể duy trì việc đi đúng làn. 

Việc đảm bảo tính tương thích của cơ sở hạ tầng đường bộ là rất quan trọng đối với việc áp dụng các phương tiện tự hành.

Những rào cản khiến xe tự lái chưa phổ biến- Ảnh 1.

Nhiều quốc gia chưa đạt điều kiện cơ sở hạ tầng để xe tự lái hoạt động.

Các thiết bị liên lạc được lắp đặt trên cơ sở hạ tầng giao thông, hay bản đồ ảo GPS cho phép xe tự hành được chia sẻ thông tin về các tuyến đường có giao cắt với đường sắt và thời điểm các đoàn tàu đang chạy qua điểm giao cắt, tín hiệu đèn giao thông và các rào cản. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa xuất hiện phổ biến trong hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ ở nhiều quốc gia. 

Bên cạnh đó, vạch kẻ đường bị hao mòn có thể khiến radar không thể nhận diện hoặc có thể nhận sai tín hiệu. Do đó, các phương tiện tự hành sẽ không thể hoạt động ở nhiều quốc gia do chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo sự thích ứng.

Vấn đề trách nhiệm

Ở hầu hết các quốc gia, khi không may xảy ra tai nạn trách nhiệm sẽ thuộc về người ngồi trên xe, cụ thể là người lái xe. Trong một số trường hợp xảy ra phạt nguội thì chủ chiếc xe đó sẽ là người phải có trách nhiệm nộp phạt.

Tuy nhiên, trong trường hợp xe tự lái, không rõ ai sẽ là người có trách nhiệm gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

Hầu hết các phương tiện hiện đang cung cấp chế độ bán tự lái. Điều này đồng nghĩa với việc chủ xe vẫn phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của xe khi đang sử dụng chế độ này.

Những rào cản khiến xe tự lái chưa phổ biến- Ảnh 2.

Trách nhiệm khi xảy ra sự cố của xe tự lái vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Trên thực tế nhiều ý kiến cho rằng, việc mong đợi con người liên tục phải giám sát một chiếc xe mà họ không cần lái là không hợp lý. Do đó, điều quan trọng hiện nay là phải xây dựng các quy định rõ ràng để quản lý hiệu quả trách nhiệm pháp lý về xe tự hành.

Phán đoán trong các tình huống bất thường

Một trong những cuộc tranh luận lớn nhất xung quanh việc triển khai các phương tiện tự hành là khả năng đưa ra quyết định của chúng trong những tình huống bất thường.

Trong một tình huống giả định, khi đèn báo giao thông xuất hiện tín hiệu dừng lại nhưng người điều khiển giao thông ra tín hiệu cho phép di chuyển. Lúc này, xe tự hành sẽ khó có thể đưa ra quyết định đi tiếp hay dừng lại. 

Trong trường hợp này, nếu người lái là con người thì quyết định sẽ được đưa ra một cách nhanh chóng, không gây ảnh hưởng tới tình trạng giao thông.

Những rào cản khiến xe tự lái chưa phổ biến- Ảnh 3.

Trực giác người lái là điều xe tự hành chưa thể thực hiện được.

Các công cụ AI trên xe tự lái dựa vào những cảm biến hoạt động gối lên nhau, có thể nhận biết xa hơn so với mắt người, đồng thời tập trung và nhận diện sự tương quan.

Nhưng các cảm biến nói chung không nhận diện được mối quan hệ nhân quả giữa những biến số khác nhau và không thể dùng lý trí hay suy luận để giải quyết vấn đề.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.