Nếu chỉ đổ nửa bình, xe của bạn sẽ nhẹ đi được khoảng 20 – 50kg,giúp tiêt kiệm nhiên liệu |
Đổ nhiên liệu đầy bình để đỡ phải đổ nhiều lần
Rất nhiều người có thói quen đổ đầy bình xăng để ô tô, một bình nhiên liệu đầy có thể có trọng lượng từ 50 – 100kg tùy xe. Đổ đầy bình có thể giúp bạn đi được nhiều km đường hơn mới phải rẽ vào trạm tiếp nhiên liệu. Nhưng nếu chỉ đổ nửa bình, xe của bạn sẽ nhẹ đi được khoảng 20 – 50kg, mức tiêu hao nhiên liệu có thể giảm khoảng 3 – 5%. Bất tiện chỉ là bạn phải rẽ vào cây xăng nhiều hơn.
Rảnh rỗi thì lau xe cho sạch sẽ
Nếu chỉ đơn giản là lau sạch nước sau khi rửa xong thì là việc tốt, không bàn ở đây. Nhưng nếu lau trong khi xe đang bám nhiều bụi bẩn thì chẳng khác gì phá sơn xe. Bụi bẩn sẽ bám vào khăn lau, biến khăn lau trở thành miếng giấy nhám và cào xước lớp sơn bóng. Nhiều lần như vậy, vỏ xe sẽ xuất hiện hàng nghìn vết xước li ti và mất hẳn độ bóng.
Để hoa quả/nước hoa trong xe để khử mùi
Khi trong xe xuất hiện mùi hôi, rất nhiều người tìm mua nước hoa hay quả thơm bỏ vào cabin. Tuy nhiên, các chủ xe làm việc này có biết rằng nguồn gốc sinh ra mùi hôi vẫn còn và vẫn đang gây hại cho sức khỏe, đó có thể là lọc gió điều hòa bám bụi, giàn lạnh điều hòa bẩn thỉu, đồ ăn thức uống mốc meo, cần dọn sạch trước. Chưa kể, việc bỏ hoa quả thơm hay nước hoa còn có thể tạo thêm vi khuẩn và hóa chất trong khoang xe.
Bơm hơi căng hơn bình thường để tiết kiệm nhiên liệu
Trên một số dòng xe, nhà sản xuất cũng khuyến cáo rằng để vận hành ở chế độ tiết kiệm nhiên liệu hơn hoặc khi đủ tải thì người dùng xe có thể bơm căng hơn mức tiêu chuẩn 0,2 – 0,5kg/cm2. Tuy nhiên, khảo sát ở một số trung tâm lốp ô tô cho thấy rất nhiều lái xe bơm quá căng so với mức khuyến cáo, dẫn đến lốp mòn không đều và nhanh hỏng hơn.
Dùng bạt che nắng che mưa
Dùng bạt che nắng che mưa có lợi cho xe, điều đó không cần giải thích, nhưng một chiếc bạt phủ toàn bộ xe có thể bám bẩn và gây trầy xước. Nếu phải đỗ xe dưới trời nắng, hoặc muốn bảo vệ khi trời mưa, bạn có thể dùng một tấm bạt chỉ phủ tới phần kính mà hiệu quả cũng không kém, bởi hiệu ứng tăng nhiệt và nghẽn nhiệt dưới trời nắng chủ yếu do kính gây ra.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận