• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Tâm điểm

Những trang bị không có thì thiếu, có thì thừa trên ô tô

08/12/2023, 09:30

Có những trang bị chủ xe phải chi bộn tiền để sở hữu nhưng trong thực tế lại rất ít sử dụng.

Lẫy chuyển số trên vô-lăng

Vốn chỉ được trang bị trên các mẫu xe đua, xe thể thao hiệu năng cao, lẫy chuyển số trên vô-lăng có công dụng giúp những tay đua tối ưu hóa hiệu năng của hộp số và động cơ.

Ngày nay, lẫy chuyển số trên vô-lăng đã được phổ thông hóa trên nhiều mẫu xe bình dân. Được quảng cáo với công năng giúp tài xế có cảm giác lái thể thao, làm chủ các cấp số và đặc biệt hữu ích ở những cung đường đèo dốc khó di chuyển.

Những trang bị “không có thì thiếu, có thì thừa” trên ô tô - Ảnh 1.

Trên thực tế lẫy chuyển số trên vô-lăng rất ít được sử dụng.

Lẫy chuyển số trên vô-lăng dần trở thành một điểm cộng trong chiến dịch marketing sản phẩm của các thương hiệu ô tô toàn cầu. Nhiều khách hàng cũng rất quan tâm và mong muốn sở hữu các mẫu xe được trang bị tính năng này.

Nhưng trong thực tế, do phần lớn quãng đường di chuyển nằm trong nội đô nên lẫy chuyển số trên vô-lăng rất ít khi được sử dụng. Đối với những người mới lái xe thì hệ thống này còn có phần khó dùng.

Tính năng hỗ trợ đỗ xe tự động

Đây là tính năng được quảng cáo là thông minh, bước tiến mới trong sử dụng ô tô cho cư dân đô thị. Một trong những mẫu xe bình dân là Ford Focus đã sớm đưa công nghệ tự ghép xe song song và lùi chuồng vào năm 2015.

Và tất nhiên, tính năng này chỉ có ở phiên bản Titanium full options với giá đắt hơn bản Trend tới 100 triệu.

Những trang bị “không có thì thiếu, có thì thừa” trên ô tô - Ảnh 2.

Rất ít chủ xe sử dụng tính năng đỗ xe tự động để đảm bảo yếu tố an toàn.

Tuy nhiên, thực tế thì nhiều khách hàng chỉ dùng tính năng này khi mới lái xe, còn khi đã quen rồi thì hầu hết sẽ tự tìm kiếm nơi đỗ xe và tự thao tác cho nhanh.

Hệ thống cảnh báo người lái mất tập trung: Nhiều xe có nhưng bị lãng quênHệ thống cảnh báo người lái mất tập trung: Nhiều xe có nhưng bị lãng quên

Cảnh báo người lái mất tập trung là một hệ thống an toàn hữu ích, đặc biệt trên những cung đường cao tốc, nhưng ít khi tính năng này được người lái chú ý.

Bởi dù là tự động nhưng người lái vẫn phải làm các động tác như vào số, phanh và quan sát khi ghép xe... Và ngoài ra với điều kiện giao thông đô thị Việt Nam việc có phương tiện, trẻ nhỏ hay thú cưng bất ngờ cắt ngang đuôi, đầu xe là không hiếm, nên để đảm bảo an toàn nhiều chủ xe rất hạn chế sử dụng tính năng này.

Sưởi vô-lăng, sấy ghế

Đây vốn là hai tính năng thời thượng thường thấy trên xe cao cấp và có nguồn gốc nhập khẩu từ "vùng lạnh" như Bắc Mỹ, Châu Âu hay Hàn Quốc.

Tại những thị trường này, nhiệt độ dưới mức đóng băng thường xuyên diễn ra, khi để xe qua đêm ngoài trời lạnh thì việc làm ấm xe khi sử dụng sẽ rất mất thời gian, đặc biệt các vị trí tiếp xúc trực tiếp với người ngồi như vô-lăng và ghế.

Những trang bị “không có thì thiếu, có thì thừa” trên ô tô - Ảnh 4.

Hệ thống sấy sưởi vô-lăng và ghế không thực sự hữu ích với điều kiện khí hậu Việt Nam.

Để giúp người dùng thoải mái và tăng phần tiện nghi, khi kích hoạt hệ thống sẽ làm ấm nhanh phần vô-lăng và ghế, để người dùng cảm nhận trực tiếp được hơi ấm, từ đó sẽ rút ngắn quá trình làm ấm xe và giúp giữ ấm cho người lái và hành khách.

Tuy nhiên với đất nước nhiệt đới nóng ẩm quanh năm như Việt Nam thì sưởi vô-lăng và sấy ghế gần như thừa thãi và ít sử dụng. Thậm chí vào mùa đông ở miền Bắc, khi nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ C thì trong xe cũng không quá lạnh, chỉ cần điều hòa hai chiều là quá đủ cho người dùng.

Điều khiển bằng cử chỉ

Trong khi các phương tiện của nửa thế kỷ trước chỉ cung cấp cho người lái một vô-lăng, ba bàn đạp, cần số và một số công tắc đèn thì các phương tiện hiện đại đôi khi có một loạt các nút bấm, cần gạt, màn hình và các cụm điều khiển.

Khi mà các hệ thống trong xe ngày càng phát triển và phức tạp hơn, thì các cơ chế được sử dụng để điều khiển chúng cũng vậy.

Một số nhà sản xuất đã thực hiện một nỗ lực nhằm đơn giản hóa việc điều khiển buồng lái bằng cách sử dụng cảm biến chuyển động để đọc cử chỉ tay.

Những trang bị “không có thì thiếu, có thì thừa” trên ô tô - Ảnh 5.

Hệ thống điều khiển bằng cử chỉ khiến người lái mất tập trung.

Tuy nhiên, nhiều người lái xe tỏ ra thất vọng vì hệ thống không nhận dạng được các tín hiệu cử chỉ hoặc phản ứng sai với mục đích điều khiển của người lái.

Một báo cáo năm 2020 trên Tạp chí Forbes cho thấy, điều khiển bằng cử chỉ là công nghệ ô tô rắc rối nhất đang được sử dụng vào thời điểm đó, với 36 vấn đề được báo cáo trên 100 xe.

Trong nhiều thập kỷ, các nút, núm xoay và cần gạt đã hoạt động rất tốt cho phép người lái xe quản lý hệ thống tín hiệu, an toàn, kiểm soát khí hậu và giải trí. Ngay cả các giao diện màn hình cảm ứng đơn giản cũng hữu ích hơn và ít gây phiền nhiễu cho người lái xe hơn so với hệ thống nhận dạng điều khiển cử chỉ, hệ thống này không chỉ khiến người lái mất tập trung mà còn bắt buộc người lái xe rời tay khỏi vô lăng để điều khiển.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.